vĐồng tin tức tài chính 365

Họa sĩ Siu Quý: ‘Nhiều phương án làm đẹp thành phố hơn là đặt công trình biểu tượng'

2022-02-23 14:45
Họa sĩ Siu Quý: ‘Nhiều phương án làm đẹp thành phố hơn là đặt công trình biểu tượng - Ảnh 1.

Theo họa sĩ Siu Quý, biểu tượng mới cho Sài Gòn nên được đặt phía bên bờ Thủ Thiêm - Ảnh: NVCC

Tôi cho rằng bất cứ quy hoạch nào trên sông Sài Gòn, đặc biệt là khu vực Bến Bạch Đằng, đều phải lấy dòng sông làm trọng điểm. Các nhà quy hoạch phải tưởng tượng được khi một người dân, du khách đi trên tuyến sông này, người ta sẽ nhìn thành phố như thế nào và sẽ mường tượng ra sao về tầm vóc văn hóa, lịch sử, kinh tế của Sài Gòn.

Cách đây 20 năm, tôi đã từng ao ước phía bên này Bến Bạch Đằng (khu vực quận 1) sẽ quy hoạch theo hướng bảo tồn kiến trúc cổ với không gian được giãn cách vừa phải và hạn chế xe cộ, nhà cửa. 

Còn phía bên kia sông, trên đất Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức), chúng ta có thể xây dựng nhà cao tầng, các công trình kiến trúc tầm cỡ và hiện đại. Như vậy mới thấy được hai khía cạnh của Sài Gòn, một mặt giàu tính lịch sử, mặt khác lại rất năng động, sáng tạo. 

Họa sĩ Siu Quý: ‘Nhiều phương án làm đẹp thành phố hơn là đặt công trình biểu tượng - Ảnh 2.

Nhiều người dân thích thú chụp ảnh lưu niệm tại không gian mới của công viên - Ảnh: KIM ÚT

Hiện nay, khu vực Bến Bạch Đằng đã có hai công trình lịch sử, văn hóa là tượng đài Trần Hưng Đạo và cột cờ Thủ Ngữ. Xét về cảnh quan chung, tôi nghĩ như vậy là đã đủ biểu tượng cho phía bờ quận 1. Công viên nên dành cho người đi bộ và có chức năng tạo khoảng trống cho một nơi đã quá ngột ngạt chứ đừng nhồi nhét thêm bất cứ biểu tượng nào. 

Không phải cứ có chỗ trống là chúng ta thêm công trình vào. Nếu làm như vậy, hệ quả là trong tương lai chúng ta sẽ có một thành phố được xây lên từ các cụm kiến trúc nửa cổ nửa hiện đại, rất lốn nhốn và chẳng ăn nhập.

Họa sĩ Siu Quý: ‘Nhiều phương án làm đẹp thành phố hơn là đặt công trình biểu tượng - Ảnh 3.

Vị trí xây dựng Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (ngay chân cầu Thủ Thiêm 2) - Ảnh: TỰ TRUNG

Cách đây ít năm, trong cuộc họp góp ý với thành phố về dự án Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tôi đã nói rất rõ ý của mình. Nhà hát mới phải là một công trình kiến trúc hoành tráng và được thiết kế trên tinh thần trẻ trung, phóng khoáng để biểu thị cho tinh thần một Sài Gòn mới. Nhìn từ Bến Bạch Đằng qua, người dân dễ hình dung được định hướng của thành phố sau này. 

Bên cạnh đó, hạ tầng của Thủ Thiêm cũng cho phép đặt các công trình mới và tiếp đón lượng du khách lớn thay vì cụm quận 1 đã bị quá tải.

Trong trường hợp khu vực Bến Bạch Đằng nếu được chọn xây dựng công trình biểu tượng thì nên làm từ vị trí cột cờ Thủ Ngữ đi về hướng Bình Chánh. Ở đây chúng ta có thể tái hiện cảnh quan trên bến dưới thuyền của đất Sài Gòn - Gia Định xưa và nên tập trung phát triển các ngành du lịch, dịch vụ để giảm công suất lên khu vực trung tâm.

Nếu đặt để góc nhìn ở dòng sông Sài Gòn, chúng ta sẽ nghĩ ra nhiều phương án làm đẹp thành phố hơn thay vì đặt một công trình biểu tượng. Chúng ta có thể làm sân khấu nổi trên sông, trình diễn nghệ thuật, biểu diễn ánh sáng để người đứng bên bờ công viên có thể thưởng thức được.

Khi ấy Bến Bạch Đằng như một khán đài tự nhiên, lộng gió và thoáng đãng và công trình của thành phố sẽ mang tính thiết thực phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần người dân.

Đến bến Bạch Đằng: Đón gió sông, ngắm cầu, ngắm phốĐến bến Bạch Đằng: Đón gió sông, ngắm cầu, ngắm phố

TTO - Bài viết "Cần thêm cây xanh cho công viên bến Bạch Đằng" (Tuổi Trẻ ngày 9-2) đã nhận được nhiều ý kiến bạn đọc phản hồi trên Tuổi Trẻ Online về công viên ven sông mới, hiện đại, tầm nhìn đẹp này.

Xem thêm: mth.4594217112202202-gnout-ueib-hnirt-gnoc-tad-al-noh-ohp-hnaht-ped-mal-na-gnouhp-ueihn-yuq-uis-is-aoh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Họa sĩ Siu Quý: ‘Nhiều phương án làm đẹp thành phố hơn là đặt công trình biểu tượng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools