Chỉ cần chi ra 500 Nhân dân tệ (tương đương 1,73 triệu đồng) và chứng minh ví điện tử có từ 100 nghìn tệ (khoảng 344 triệu đồng), bạn đã có thể gia nhập hội nhóm "Thượng Hải danh viện". Tại nhóm này, người tham gia có thể mua những món đồ hiệu xa xỉ nhờ combo mua ghép, mua càng nhiều càng rẻ, rủ càng nhiều người mua giá càng tốt.
Một nhóm 4 người chia nhau có thể sử dụng chiếc túi Hermes trong vòng 1 tuần với mức giá không thể rẻ hơn, chỉ 350 tệ/người (tương đương 1,2 triệu đồng).
Để ngồi ôtô sang lượn phố, 60 chị em có thể bỏ ra 100 tệ/người (tương đương 346.000 đồng) để thuê một chiếc Ferrari làm công cụ sống ảo.
Một buổi trà chiều sang chảnh cũng có thể tìm người share cùng. Đến khách sạn hạng sang Ritz - Carlton uống trà chiều, 6 người chỉ mua chung 1 combo dành cho 2 người. Họ sẽ chia thành 2 nhóm 3 người. Nhóm 1 vào trước và chỉ có thể chụp ảnh chứ không được động vào đồ ăn thức uống trên bàn để lưu lại nguyên trạng cho nhóm 2 "lên sóng".
Đến khách sạn "chanh xả" cũng như vậy. Ở một đêm tại Ritz-Carlton cần tới 15 người cùng mua với giá 200 tệ/người (tương đương 692.000 đồng). Nhóm người này sẽ thay phiên nhau diện áo choàng tắm của khách sạn để chụp ảnh. Điều kiện tiên quyết là không ai được phép làm bẩn hay ướt áo để không làm ảnh hưởng đến người sử dụng sau.
Trước vấn nạn khoe của diễn ra phổ biến, đầu năm 2022, giới chức Trung Quốc đã phải ra lệnh cấm khoe của trên mạng xã hội.
Thorstein Veblen - nhà xã hội học, kinh tế học người Mỹ gốc Na Uy gọi đây là hành vi tiêu dùng phô trương. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự ghen tị và tính sĩ diện. Theo đó, người kém thành đạt muốn phô trương để che giấu sự kém cỏi và người ta muốn có danh tiếng thông qua việc khoe khoang cuộc sống sang chảnh để cho công việc của mình suôn sẻ hơn.
Tại chương trình Tài chính thông minh, TS. Hoàng Thị Bảo Thoa (Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, nhiều người có thu nhập cao và sở hữu nhiều tài sản nhưng lại luôn trong tình trạng vay nợ nhiều, thậm chí chưa hết tháng đã hết tiền.
"Lương cao, có xe, có nhà chưa chắc đã là người giàu có. Mỗi người phải quản lý được tài sản ròng hay còn gọi là tổng tài sản thực có của mình chứ không chỉ nhìn vào tổng tài sản. Người giàu có thực sự là người có tài sản ròng lớn", TS. Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 3.
Vậy tài sản ròng là gì? Làm sao để gia tăng tài sản ròng? Lối đi nào để hướng tới sự giàu có thực sự sẽ được TS. Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 3, phát sóng trên laodong.vn vào 19h ngày 24.2.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, quý độc giả đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!
Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào tối thứ Năm hàng tuần, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!
Chương trình Tài chính thông minh do Báo Lao Động và Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam phối hợp thực hiện.
Xem thêm: odl.3296101-oa-gnas-aig-uaig-gnout-nahc-hnim-gnoht-hnihc-iat/et-hnik/nv.gnodoal