vĐồng tin tức tài chính 365

Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu?

2022-02-24 15:21
Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu? - Ảnh 1.

Với việc binh sĩ Nga tiến vào miền đông Ukraine sau khi Moscow công nhận chủ quyền của hai vùng ly khai, Anh, Mỹ và EU đã trừng phạt Nga và báo hiệu có thể tung thêm loạt đòn mới trong tương lai. Các biện pháp ban đầu bao gồm nhắm mục tiêu vào ngân hàng Nga, các cá nhân cấp cao và nợ chính phủ.

Nhưng Nga đã chuẩn bị sẵn các bước để chống lại tổn hại kinh tế mà các lệnh trừng phạt có thể gây ra. Nước này cắt giảm ngân sách, tăng cường dự trữ ngoại hối và tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư thương mại để bớt phụ thuộc vào EU về nguồn thu xuất khẩu.

Thương mại

Phần lớn nguồn thu xuất khẩu của Nga đến từ sản phẩm khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá. Sự phụ thuộc này khiến xuất khẩu năng lượng trở thành mục tiêu hấp dẫn của các lệnh trừng phạt.

Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu? - Ảnh 2.

Hơn 1/3 lượng khí tự nhiên nhập khẩu của Đức phụ thuộc vào Nga. Nhưng Đức đã bất ngờ tạm dừng kế hoạch vận hành đường ống Nord Stream 2 dù dự án sẽ làm tăng xuất khẩu khí đốt từ Nga sang Đức. 

Mỹ đã áp lệnh trừng phạt riêng lên Nord Stream 2 để khuếch đại hành động của đồng minh. Ông Biden từng đe dọa sẽ kết liễu đường ống dẫn khí này nếu Nga xâm lược Ukraine.

Tuy EU vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, Moscow đã bỏ nhiều công sức để đa dạng hóa, mở rộng quan hệ với Trung Quốc. Những nỗ lực này bao gồm mở đường ống dẫn khí lớn đến Trung Quốc trong 2019. Kể từ đó xuất khẩu khí tự nhiên sang Trung Quốc đã tăng nhưng vẫn tương đối nhỏ khi so với các khách hàng lớn khác của Nga.

Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu? - Ảnh 3.

Chính quyền Biden cũng đang cân nhắc lệnh cấm xuất khẩu hàng loạt hàng hóa sử dụng vi điện tử dựa trên thiết bị, phần mềm hoặc công nghệ Mỹ. Hạn chế có thể ngăn cản khả năng Nga đạt tiến bộ trong hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực công nghệ cao khác. 

Nợ và ngân sách

Moscow đã và đang củng cố tài chính của mình nhằm bảo vệ nền kinh tế và ngân sách chính phủ khi bị trừng phạt. Nga áp dụng chính sách tài khóa thận trọng và cắt giảm nợ so với các quốc gia khác như Mỹ và các đồng minh châu Âu.

Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu? - Ảnh 4.

Dự trữ

Nga sử dụng nguồn thu dầu khí để xây dựng dự trữ vàng và ngoại tệ kể từ khủng hoảng Ukraine 2014. Moscow có thể dùng chúng để hỗ trợ nội tệ nếu đồng ruble sụp đổ vì lệnh trừng phạt, hoặc chi trả chi phí của chính phủ.

Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu? - Ảnh 5.

Hệ thống tài chính

Đối với Mỹ và đồng minh châu Âu, loại trừ Nga ra khỏi hệ thống tài chính SWIFT sẽ là một trong những hình phạt tài chính nặng nề nhất, làm tổn hại kinh tế Ngay lập tức và trong thời gian dài.

Động thái trên có thể cắt đứt Nga khỏi hầu hết giao dịch tài chính quốc tế, bao gồm lợi nhuận từ sản xuất dầu khí. Tiền bán dầu mỏ và khí đốt tương đương 40% ngân sách chính phủ Nga.

Phương Tây đã cân nhắc dùng đến lá bài SWIFT khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014. Nhưng Moscow tuyên bố chặn Nga khỏi SWIFT đồng nghĩa với tuyên bố chiến tranh, và Mỹ cùng các đồng minh đã phải bỏ ý tưởng này. 

Kể từ đó, Nga đã cố gắng phát triển hệ thống giao dịch tài chính riêng, nhưng không đạt được mấy thành công.

Đồng USD

Mỹ nắm giữ một trong những vũ khí tài chính mạnh nhất để đe dọa ông Putin – ngăn chặn Nga tiếp cận đồng USD.

Sau cùng, các giao dịch bằng USD đều được xử lý thông qua Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hoặc các tổ chức tài chính Mỹ. Quan trọng nhất đối với ông Putin, điều đó có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài phải có khả năng truy cập vào hệ thống tài chính của Mỹ để thực hiện các giao dịch bằng USD.

Khác với các biện pháp tài chính như SWIFT, Mỹ có thể tự mình thực hiện phương án này. Nhiều công dân và doanh nghiệp Nga sẽ gặp khó khăn trong ngay cả những giao dịch thông thường nhất như trả lương hoặc mua đồ, vì họ sẽ không có quyền tiếp cận hệ thống ngân hàng của Mỹ.

Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu? - Ảnh 6.

Theo CNN, cơ quan xếp hạng Nga ACRA ước tính các ngân hàng của nước này đã nhập khẩu lượng ngoại tệ trị giá 5 tỷ USD bằng tiền mặt trong tháng 12/2021, lớn hơn gần gấp đôi so một năm trước đó, nhằm đề phòng bị trừng phạt.

Từ sau năm 2014, Moscow đã có thời gian để trang bị lại nền kinh tế nhằm chống chịu với lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng mình. Vì vậy hiệu quả cuối cùng của các biện pháp trừng phạt vẫn còn không chắc chắn.

Ngoài Nga, hậu quả từ xung đột Ukraine và các lệnh trừng phạt có thể gây hại cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với lạm phát và rắc rối chuỗi cung ứng. Ngày 22-23/2, giá dầu và các mặt hàng xuất khẩu lớn khác của Nga và Ukraine như khí đốt tự nhiên, lúa mì và nhôm đã tăng mạnh. 

Xem thêm: mth.25310341132202202-uad-ned-agn-et-hnik-iah-not-mal-eht-oc-yat-gnouhp-auc-tahp-gnurt-hnel/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm tổn hại kinh tế Nga đến đâu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools