vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất nâng phụ cấp cho lực lượng bảo đảm an ninh cơ sở

2022-02-25 16:45

Ngày 24/2, Bộ Công an tổ chức hội thảo "Thực tiễn hoạt động và yêu cầu hoàn thiện chính sách pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở".

Đại tá Giàng Páo Sính, Phó giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, cho biết thời gian qua, công an xã bán chuyên trách đã hỗ trợ công an tỉnh lập và đấu tranh nhiều chuyên án, làm tan rã 6/6 nhóm người nhen nhóm hình thành tổ chức phản động ly khai dân tộc. 98 người đã bị bắt và xử lý hình sự, 58 người được vận động ra tự thú, 158 người bị xử lý hành chính, hơn 600 người được đưa ra kiểm điểm trước dân; thu giữ 279 khẩu súng, hơn 700 viên đạn, hơn 132 kg thuốc súng...

Là tỉnh miền núi, biên giới, giao thông vùng nông thôn thấp kém, nhiều thôn bản vùng sâu chưa được phủ sóng thông tin, truyền hình nên theo đại Sính trình độ dân trí thấp. Việc đảm bảo an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, Điện Biên cũng là tỉnh nghèo, ngân sách chủ yếu dựa vào trung ương nên kinh phí đảm bảo các hoạt động của công an xã có hạn. Công tác quy hoạch, định khung số lượng, chất lượng, chế độ chính sách, cơ sở vật chất chưa đảm bảo.

Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, thống nhất công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng thành một lực lượng để hoạt động hiệu quả hơn. Trong đó, Luật cần quy định cụ thể mức phụ cấp hàng tháng đối với từng chức danh của các lực lượng này, tương xứng với tính đặc thù công việc, thời gian, công sức làm việc.

"Trong khi đợi Quốc hội ban hành Luật, tôi đề nghị Bộ Công an kiến nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, nâng mức phụ cấp cho công an xã bán chuyên trách và bảo vệ dân phố, kịp thời có văn bản hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách như phụ cấp thâm niên, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...", Phó giám đốc Công an Điện Biên nói.

Công an xã bán chuyên trách. Ảnh: CAND

Công an xã bán chuyên trách. Ảnh: CAND

Ông Hà Văn Chung, Phó chủ tịch xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, cho biết dù có vai trò rất quan trọng, công an xã bán chính quy, dân phòng không thu hút được sự tham gia của người dân vì phụ cấp thấp. Ở Thanh Hóa, công an viên bán chuyên trách kiêm tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh trật tự ở thôn, bản trước đây nhận phụ cấp hơn 800.000 đồng; nhưng hiện nay trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận kiêm nhiệm nên chỉ nhận được hơn 400.000 đồng.

"Mức phụ cấp này chưa động viên được người dân gắn bó với công tác bảo đảm an ninh trật tự cơ sở. Chúng tôi đề nghị dự án luật quy định cụ thể mức phụ cấp, đảm bảo mức tối thiểu để các lực lượng yên tâm công tác", ông Chung nói, cho biết người tham gia bảo vệ an ninh cơ sở hiện đa số là cựu chiến binh, còn người trẻ đều đi làm ăn, do "phụ hồ mỗi ngày còn kiếm được 200.000 đồng".

TP HCM có 254 ban bảo vệ dân phố, gần 1.600 tổ với hơn 7.000 thành viên; gần 2.000 đội dân phòng với trên 27.900 người. Theo Phó giám đốc Công an TP HCM Nguyễn Thanh Hưởng, giai đoạn 2016-2021, các lực lượng trên đã phát hiện hơn 20.300 vụ có liên quan đến an ninh trật tự, tham gia hòa giải gần 20.600 vụ mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để diễn biến phức tạp. Trong đại dịch Covid-19, lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng đã tham gia truy vết, khoanh vùng, dập dịch, thiết lập, kiểm soát và bảo vệ "vùng xanh"...

Các vị trí này không được người dân mặn mà vì phụ cấp thấp. Lực lượng thường xuyên biến động và thiếu biên chế so với ấn định, độ tuổi trung bình cao, từ 51 tuổi trở lên chiếm trên 51%, chưa thu hút được số lao động trẻ tham gia... Nguyên nhân theo đại tá Hưởng là chế độ chính sách chưa tương xứng với thực tế công tác, chưa đảm bảo mức chi phí sinh hoạt tối thiểu trên địa bàn. Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc nhiều nơi vẫn còn thiếu.

Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó giám đốc Công an TP HCM. Ảnh: CAND

Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng, Phó giám đốc Công an TP HCM. Ảnh: CAND

Công an TP HCM đề nghị dự luật quy định mở rộng diện được tuyển chọn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là những người có tiền án, tiền sự nhưng tại thời điểm tuyển chọn người đó thực sự gương mẫu; người có tiền án về các tội do lỗi vô ý, vi phạm ở độ tuổi chưa thành niên nhận thức chưa đầy đủ mà có tinh thần đấu tranh chống tội phạm tốt, có uy tín ở địa phương. Việc này nhằm thu hút, củng cố, kiện toàn lực lượng này ngày một lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Với yêu cầu nhiệm vụ và áp lực công việc ngày càng cao, trong khi ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ đãi ngộ, động viên người dân tham gia vào lực lượng này còn hạn chế, công an TP HCM đề nghị quy định về cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa, đóng góp từ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. "Cần nâng cao chế độ phụ cấp, đãi ngộ tương xứng, phù hợp hơn cho lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, nhất là tại địa bàn đô thị đặc biệt như TP HCM để động viên, thu hút cũng như khuyến khích người dân tham gia", đại tá Hưởng nói.

Theo Thiếu tướng Tráng A Tủa, Cục trưởng Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc (Bộ Công an), dân phòng, bảo vệ dân phố và công an xã bán chuyên trách đang được quy định ở các văn bản quy phạm, dù họ đều có chức năng, nhiệm vụ như nhau. Vì vậy, cần có luật quy định về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để thống nhất thực hiện ở tất cả địa bàn.

Dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được Chính phủ trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2020). Do còn nhiều ý kiến, Quốc hội đã tổ chức biểu quyết, sau đó Thường vụ Quốc hội chuyển về dự thảo Luật Chính phủ để cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu, hoàn chỉnh.

Hoàng Thùy

Xem thêm: lmth.1961344-os-oc-hnin-na-mad-oab-gnoul-cul-ohc-pac-uhp-gnan-taux-ed/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất nâng phụ cấp cho lực lượng bảo đảm an ninh cơ sở”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools