vĐồng tin tức tài chính 365

Công nhân, xe ôm… khốn đốn trong “bão giá” rau xanh, thực phẩm

2022-02-25 17:27

Giá rau xanh, thực phẩm vẫn tiếp tục tăng mạnh khiến những người có thu nhập thấp như công nhân, xe ôm, sinh viên… "méo mặt” vì phát sinh chi tiêu.

Giá thực phẩm “phi mã”, người nghèo “méo mặt”

Anh Nguyễn Lợi, tài xế "xe ôm công nghệ" Grab trên tuyến đường Xuân Thủy, chia sẻ: Vợ chồng anh ở Đông Hưng (Thái Bình) lên Hà Nội làm ăn vài năm nay, chồng chạy xe ôm, vợ thu mua phế liệu, 2 vợ chồng thuê gian nhà trọ 15m2 với giá 2 triệu đồng/tháng tại khu Văn công Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) tá túc qua ngày. Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình đang ngày càng khó khăn.

“Dịch COVID-19 khiến người dân e ngại, giảm đi xe công cộng, thu mua đồng nát cũng kém hơn do người dân không còn tổ chức sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi, gặp mặt… Thu nhập giảm hơn một nửa mà giá thực phẩm tăng chóng mặt, 2 vợ chồng phải tùng tiệm lắm mới dư chút đỉnh gửi về quê cho con ăn học” – anh Lợi nói.

Chồng mất sớm, một mình nuôi 3 con nhỏ, chị Đặng Diệu Thuần (tòa nhà Mặt trời sông Hồng - 165 Thái Hà, Hà Nội) cũng rất chật vật. Chị làm huấn luyện viên yoga với thu nhập khoảng 10-12 triệu đồng/tháng, việc lo cho con ăn học đã rất vất vả, nay giá thực phẩm tăng, chị không biết phải tính toán sao cho tròn.

Giá rau xanh tăng một phần do rét hại khiến rau sinh trưởng chậm. Ảnh: Vũ Long
Giá rau xanh tăng một phần do rét hại khiến rau sinh trưởng chậm. Ảnh: Vũ Long

“Con tôi đứa lớn nhất học lớp 12, đứa bé nhất học lớp 4, bao thứ tiền phải lo cho con nên thiếu trước hụt sau, nay giá thực phẩm tăng liên tục, tôi phải cậy nhờ các anh chị hỗ trợ thêm mới đủ tiền lo cho con ăn học” – chị Diệu Thuần rơm rớm nước mắt chia sẻ.

Tình cảnh người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập, vất vả trăm bề khi giá hàng hóa, thực phẩm tăng như anh Lợi, chị Thuần không phải là cá biệt. Hầu hết người lao động từ quê lên thành phố, hoặc chính người có hộ khẩu ở thành phố nhưng làm nghề tự do, công việc không ổn định đang phải “nát óc” tính toán chi li để khoản thu nhập ít ỏi hàng tháng đủ trang trải mọi chi phí sinh hoạt. Nhiều người dù cố gắng, vẫn không thể cầm cự nổi đến cuối tháng.

Chị Nguyễn Thị Xuyến (Văn Thành, Yên Thành, Nghệ An) làm nghề giúp việc theo giờ, trước công việc cho thu nhập khá. Nhưng từ khi có dịch COVID-19 không ai thuê, chị phải xoay xở đủ công việc nhưng chi phí cho gia đình vẫn thiếu trước, hụt sau.

“Giá thịt, cá, rau xanh đều tăng, trong khi thu nhập giảm sút, những người có thu nhập thấp, không ổn định như chúng tôi rất khó khăn” – chị Nguyễn Thị Xuyến buồn rầu nói.

“Góc khuất” đẩy giá hàng hóa, thực phẩm “phi mã”

Khảo sát của PV Lao Động sáng 25.2 tại một số chợ dân sinh như Quan Hoa, Cầu Giấy, Bưởi, Đồng Xa, Cầu Diễn, Nghĩa Tân, Thái Hà, Ngọc Khánh… cho thấy, mặc dù thời tiết đã ấm lên nhưng giá rau xanh vẫn rất đắt đỏ, đặc biệt là các loại rau gia vị: Hành, mùi, thì là, húng láng: 200.000 đồng/kg, húng quế, bạc hà: 100.000 đồng/kg, ớt: 150.000 đồng/kg…, hầu hết các loại rau gia vị đều đắt gấp 4-5 lần trước đó.

Giá lợn hơi ngày 25.2.2022. Nguồn: Anova Feed
Giá lợn (heo) hơi ngày 25.2.2022. Nguồn: Anova Feed

Các loại rau ăn lá, củ, quả cũng tăng mạnh gấp từ 2-2,5 lần: Ngót: 15.000 đồng/mớ, cà chua: 25.000 đồng/kg; cà rốt, khoai tây: 22.000 đồng/kg; cải thảo, cải ngọt, cải cúc: 30.000 đồng/kg; bắp cải, susu, xu hào: 20.000 đồng/kg; đậu quả: 40.000 đồng/kg.

Không chỉ rau, củ, quả tăng giá, mà các loại cá tươi cũng tăng thêm khoảng 10.000 đồng/kg. Trong đó, các loại cá nước ngọt dao động trong khoảng 80.000-90.000 đồng/kg. Mặc dù các loại cá đặc sản lại giảm khá mạnh nhưng không ai dám mua bởi giá quá đắt: Cá tầm, lăng, chép giòn: 150.000 đồng/kg; trắm đen: 190.000-200.000 đồng/kg (cắt khúc).

Lý giải vì sao giá thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh tăng quá cao, các chủ vườn đều chung ý kiến: Mưa và rét hại kéo dài đã khiến các loại rau sinh trưởng chậm, ảnh hưởng đến sản lượng. Tuy nhiên, rau bán tại vườn không đắt như vậy. Giá rau đắt là do tiểu thương đẩy giá khi bán ra, lợi dụng lý do rét hại để thu lời. 

Theo anh Bùi Tiến – Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Mê Linh (Hà Nội), sản lượng rau có giảm sút, tuy nhiên, giá rau, củ, quả cắt bán tại vườn chỉ bằng khoảng 1/3-1/4 giá rau bán tại chợ. Người trồng rau rất vất vả mà thu nhập không đáng bao nhiêu.

Đối với mặt hàng thịt lợn, theo Anova Feed, ngày 25.2.2022, giá lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục giảm mạnh từ 1.000-3.000 đồng/kg tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa. Tại miền Trung, giá lợn hơi cũng giảm từ 1.000-2.000 đồng/kg tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình.

Tại miền Đông và miền Tây, giá lợn cũng theo đà giảm 1.000-2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh. 

Như vậy, giá lợn hơi liên tục giảm, trong khi giá thịt lợn tại chợ vẫn neo ở mức cao từ 90.000-140.000 đồng/kg là do tiểu thương "thổi giá" vô lý, các cơ quan chức năng cần can thiệp. 

Xem thêm: odl.5277101-mahp-cuht-hnax-uar-aig-oab-gnort-nod-nohk-mo-ex-nahn-gnoc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công nhân, xe ôm… khốn đốn trong “bão giá” rau xanh, thực phẩm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools