vĐồng tin tức tài chính 365

Cửa sáng cho doanh nghiệp dệt may

2022-02-26 03:41

Điểm lại năm 2021, VNDirect chỉ ra kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong quý IV/2021 có sự phục hồi mạnh mẽ sau 3 tháng phải giãn cách tại khu vực miền Nam.

Tổng giá trị nhập khẩu dệt may trong quý IV/2021 đạt 4,4 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu vải và hàng may mặc trong quý IV/2021 tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước lên 9,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vải đạt 758 triệu USD, chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.

"Nhìn chung, tổng giá trị xuất khẩu năm 2021 tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 39,0 tỷ USD, hoàn thành 100% mục tiêu đề ra cho năm 2021" - theo số liệu từ VNDirect.

Ngoài ra, VNDirect cũng chỉ ra giá trị xuất khẩu sợi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong quý IV/2021. Dịch bệnh đã khiến nhu cầu tiêu thụ sợi toàn cầu tăng lên để đáp ứng các đơn đặt hàng trang bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang. Ngoài ra, Việt Nam còn tận dụng lợi thế từ việc dịch chuyển đơn hàng sợi từ Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Kết quả, kim ngạch xuất khẩu sơ và sợi tăng 52,9% so với cùng kỳ năm trước lên 1,5 tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam đã vượt Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu sơ và sợi lớn thứ sáu trên thế giới với tổng giá trị xuất khẩu sợi đạt 5,6 tỷ USD vào năm 2021.

Kinh tế vĩ mô - Cửa sáng cho doanh nghiệp dệt may

Tổng giá trị nhập khẩu dệt may trong quý IV/2021 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước nhờ mức nền thấp trong quý IV/2020. 

Theo Tổng Cục Hải Quan, Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dệt may của Việt Nam với giá trị nhập khẩu đạt 15,9 tỷ USD, 14,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 40,7% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Năm 2021, xuất khẩu sang các thị trường EU và Trung Quốc đạt 3,7 tỷ USD và 4,4 tỷ USD, tăng lần lượt 23,3% và 238,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm 28,5% so với cùng kỳ xuống 2,5 tỷ USD, năm 2021. 

Theo MOIT, tổng giá trị nhập khẩu dệt may trong quý IV/2021 đạt 4,4 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước nhờ mức nền thấp trong quý IV/2020 (hầu hết các công ty dệt may bị ảnh hưởng bởi Coivd-19 vào năm 2020). Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm 52% giá trị nhập khẩu của cả ngành.

"Chúng tôi kỳ vọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sẽ duy trì đà tăng trưởng vào năm 2022 vì các đơn hàng truyền thống sẽ tăng trở lại vào năm 2022 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ từ các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam" - báo cáo của VNDirect cho biết.

DN hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Theo Reuters, ngày 23/12/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu bông nguyên liệu sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc) sau căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ ước tính, khoảng 9 tỷ USD sản phẩm bông đã được nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2021.

"Chúng tôi tin rằng các nhà sản xuất sợi bông lớn như VGT, ADS, PPH sẽ được hưởng lợi từ việc Mỹ từ chối mua các sản phẩm bông từ Trung Quốc khi họ có xu hướng chuyển sang mua vải và sợi từ Việt Nam" - báo cáo nêu.

Kinh tế vĩ mô - Cửa sáng cho doanh nghiệp dệt may (Hình 2).

Nhu cầu dệt may toàn cầu dự kiến sẽ đạt 821,87 tỷ USD vào năm 2025.

Tương tự như tại châu Âu hồi tháng 3/2021, sau khi hàng loạt thương hiệu thời trang quốc tế lớn như Nike, H&M, Uniqlo, Zara ... tuyên bố ngừng sử dụng nguyên liệu cotton từ Tân Cương (Trung Quốc), thị phần xuất khẩu vải và sợi của Trung Quốc sang Châu Âu đã giảm từ 52,4% vào năm 2020 xuống 44,7% vào năm 2021.

"Trong khi đó, với việc trở thành nhà cung cấp dệt may ngoài khu vực lớn thứ sáu của EU vào năm 2021 (chiếm 3% về giá trị), chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế từ thị trường EU và Mỹ từ năm 2022" - báo cáo viết.

Tuy nhiên, VNDirect cũng lưu ý, biến thể Omicron đã lan rộng ra 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người đã bị nhiễm Covid-19 có khả năng bị tái nhiễm với biến thể Omicron. Sự bùng phát biến thể mới tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty dệt may.

"Chúng tôi kỳ vọng các nước cần đẩy nhanh chương trình tiêm chủng cho người dân để hạn chế dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng tình trạng thiếu container rỗng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao trong năm 2022 có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đơn đặt hàng ODM và OBM" - VNDirect nhấn mạnh một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến triển vọng ngành dệt may năm 2022.

Xem thêm: lmth.513445a-yam-ted-peihgn-hnaod-ohc-gnas-auc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cửa sáng cho doanh nghiệp dệt may”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools