vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều nước sẵn sàng mở kho dự trữ dầu nếu nguồn cung khan hiếm

2022-02-26 11:12
Nhiều nước sẵn sàng mở kho dự trữ dầu nếu nguồn cung khan hiếm - Ảnh 1.

Bảng giá xăng gần 6 USD/gallon (3,785 lít) tại một cây xăng ở TP San Francisco, bang California (Mỹ) hôm 23-2 - Ảnh: AFP - Nguồn: Bloomberg - Đồ họa: T.ĐẠT

Giá dầu thô Brent (được xem là giá tiêu chuẩn thế giới) đã phá ngưỡng 105 USD/thùng và sau đó giảm nhẹ, sau hành động của Nga (nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 và xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới) hôm 24-2. Đây là lần đầu tiên giá dầu này vượt mức 105 USD/thùng kể từ năm 2014. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng lên mức cao nhất từ năm 2014, với khoảng 100 USD/thùng.

Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để hạn chế nỗi đau mà nhiều người Mỹ đang cảm nhận tại trạm bơm xăng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 24-2.

Các nước phản ứng ra sao?

Trước tình hình giá dầu tăng mạnh, nhiều nước đã lên phương án đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá. Hôm 25-2, Hãng tin Bloomberg cho biết Hàn Quốc sẵn sàng hành động ngay nếu xung đột Nga - Ukraine làm gián đoạn nguồn cung năng lượng, trong đó có dùng kho dự trữ dầu chiến lược và tìm nguồn cung thay thế.

Nước này sẽ xem xét mua dầu từ Mỹ, các quốc gia ở biển Bắc và Trung Đông; mua than từ Úc, Nam Phi và Colombia; mua khí đốt từ Qatar, Úc và Mỹ. Dữ liệu hải quan Hàn Quốc cho thấy khoảng 17% lượng than, 6% dầu và 5,3% khí đốt của Hàn Quốc nhập từ Nga trong năm ngoái.

Hàn Quốc cũng dự kiến hợp tác với Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nếu được yêu cầu tham gia bình ổn giá dầu.

Trong khi đó, Nhật và Úc cho biết sẵn sàng phối hợp với các nước thành viên khác của IEA để mở kho dự trữ dầu của họ nếu nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng do xung đột Nga - Ukraine.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) Haruhiko Kuroda nói BoJ sẽ theo dõi chặt chẽ tác động của xung đột lên giá dầu, do họ phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu năng lượng. Bộ trưởng Năng lượng Úc Angus Taylor cho biết nước này đang hợp tác chặt với Mỹ và IEA để giám sát thị trường dầu khí.

"Xả" kho dầu tập thể

Ông Richard Bronze, nhà phân tích địa chính trị tại Công ty nghiên cứu Energy Aspects, cho biết điều mà các thị trường năng lượng đang lo hơn cả là các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga. Các biện pháp trừng phạt tài chính có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu và khí đốt từ Nga.

Hôm 24-2, Tổng thống Joe Biden thông tin Mỹ "đang tích cực làm việc với các nước trên thế giới để tăng cường xả các kho dự trữ dầu chiến lược". Theo Hãng tin Reuters, một nguồn tin cho biết kế hoạch này đang ở "giai đoạn đầu". Ông Biden cũng nói: "Mỹ sẽ xả thêm dầu nếu điều kiện cho phép".

Tháng 11 năm ngoái, Mỹ tổ chức xả kho dự trữ dầu, phối hợp với Trung Quốc và các nước châu Á khác để kiềm chế giá năng lượng. Đến nay, Mỹ đã xả khoảng 50 triệu thùng dầu từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của nước này thông qua mua bán và trao đổi.

IEA cho biết các nước thành viên của họ hiện sẵn sàng phối hợp hành động để đảm bảo các thị trường dầu mỏ trên toàn cầu đủ nguồn hàng. Theo IEA, tổng dự trữ dầu ở các nước thành viên IEA là gần 4,16 tỉ thùng (tính đến cuối tháng 12-2021), trong đó có 1,5 tỉ thùng dầu trong kho dự trữ khẩn cấp của các chính phủ.

Trong khi đó, Diễn đàn Năng lượng quốc tế (IEF) đang nỗ lực bình ổn thị trường năng lượng thông qua đối thoại giữa nhà sản xuất và bên mua.

"Đừng trông cậy OPEC để hạ giá dầu"

Đó là lời khuyên của cây bút Irina Slav chuyên về ngành dầu khí trên trang oilprice.com. Bà cho rằng một cuộc giải cứu nhờ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác của họ lúc này có vẻ ít khả thi.

OPEC và các đối tác đang cung cấp ít hơn khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày so với khả năng và phần lớn công suất dự trữ do Saudi Arabia cùng Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nắm.

Hôm 24-2, quan chức một số nước OPEC cho biết không cần phải sản xuất thêm dầu ngay lập tức. Gần đây cả bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia và người đồng cấp UAE đều cho thấy họ không có ý định thay đổi bất cứ điều gì về hiệp ước OPEC+ và kế hoạch bổ sung 400.000 thùng/ngày vào tổng sản lượng hằng tháng.

Vì sao Mỹ chưa trừng phạt Nga về năng lượng?

Tung ra những đòn trừng phạt mới "khiến nền kinh tế Nga vô cùng đau đớn", như người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh ngày 25-2, nhưng chính quyền Mỹ vẫn so đo, chưa cấm các công ty Mỹ mua dầu mỏ Nga.

Đơn giản vì mặt hàng thế mạnh này của Nga vẫn rất cần cho Mỹ. Theo số liệu chính thức của Cục Thông tin, Bộ Năng lượng Mỹ, Nga ở trong nhóm 5 nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu vào thị trường Mỹ. Hãng Bloomberg cho biết năm 2021 Nga đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách những đối tác nước ngoài bán dầu mỏ cho Mỹ.

Do vậy, theo bà Jen Psaki, chính quyền Washington phải tìm cách "giảm thiểu hậu quả (của biện pháp trừng phạt Nga) đối với người Mỹ, bao gồm cả các công ty ở Mỹ".

Trong khi đó, khu vực năng lượng Nga là mục tiêu hàng đầu mà các nước phương Tây nhắm tới trong gói biện pháp trừng phạt mới nhất sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

NGUYỄN ĐĂNG PHÁT

Giá xăng thành phẩm thế giới tăng đến 20%, giá trong nước tăng 14#phantram là Giá xăng thành phẩm thế giới tăng đến 20%, giá trong nước tăng 14% là 'chịu đựng được'

TTO - Giá xăng dầu trong nước chỉ tăng từ 9,59 - 14,04%, cho thấy điều hành giá linh hoạt, giá tăng ở mức độ "chịu đựng được", thấp hơn các nước trong khu vực.

Xem thêm: mth.57202300162202202-meih-nahk-gnuc-nougn-uen-uad-urt-ud-ohk-om-gnas-nas-coun-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều nước sẵn sàng mở kho dự trữ dầu nếu nguồn cung khan hiếm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools