Theo các nguồn tin chính phủ của El Pais, số lượng xe tăng Tây Ban Nha có thể gửi đi sẽ phụ thuộc vào tình trạng kho khí tài của quốc gia này, cũng như số lượng xe tăng các nước khác quyết định gửi cho Ukraine.
Theo Hãng tin Reuters, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha vẫn chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Trong thời gian gần đây, Kiev đã nhận được các cam kết từ phương Tây về việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực để giúp chống lại "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga.
Matxcơva đang nỗ lực hết sức để đạt được những tiến bộ gia tăng ở miền đông Ukraine.
Ngày 31-1, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố chính phủ của ông hy vọng sẽ nhận được khoảng 120-140 xe tăng phương Tây từ liên minh 12 quốc gia trong đợt đầu tiên.
Ông Kuleba cho biết số xe tăng đó sẽ bao gồm xe tăng Leopard 2 của Đức, Challenger 2 của Anh và xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Tuy nhiên ông không nêu rõ khi nào đợt chuyển giao này được thực hiện.
Theo Ngoại trưởng Kuleba, Ukraine hiện tiếp tục các nỗ lực vận động nhằm thuyết phục thêm nhiều nước nữa cung cấp xe tăng cho Ukraine vào thời điểm "quan trọng" của cuộc xung đột này. Ông cũng lưu ý Ukraine "thực sự trông chờ" sẽ có đồng thuận về việc Pháp chuyển giao xe tăng Leclerc.
Ngoài xe tăng, thời gian qua Ukraine đã vận động các nước cung cấp thêm nhiều loại vũ khí khác để chống lại lực lượng Nga, bao gồm tên lửa và máy bay chiến đấu.
Một trong những từ khóa mới nhất trên chiến trường Ukraine là máy bay F-16. Vừa qua, phía Ukraine tiết lộ đang đàm phán với Ba Lan về việc cung cấp máy bay F-16.
Dù các nước phương Tây đồng ý cấp xe tăng và một số còn cân nhắc gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine, nhưng câu hỏi hiện nay là liệu các vũ khí này có kịp đến với Ukraine khi chiến sự đang ác liệt và Nga đã bắt đầu đợt phản công lớn?
Xem thêm: mth.43420605110203202-eniarku-ohc-drapoel-gnat-ex-iug-ahn-nab-yat-siap-le/nv.ertiout