Theo thông tin do CNN cung cấp, vào ngày 5/2/2018, khi chốt phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Dow Jones đã giảm 1.175 điểm (4,6%), xuống còn 24.345 điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/2/2018, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 1.175 điểm (4,6%) xuống còn 24.345 điểm. Ảnh: CNN
Đây là mức giảm mạnh kể từ tháng 8 năm 2011, khi châu Âu chìm trong cuộc khủng hoảng nợ. Còn nếu xét về điểm số thì tại thời điểm đó, đây là phiên giao dịch có mức điểm giảm kỷ lục đầu tiên trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ.
Thậm chí, thời điểm khi các nhà đầu tư gặp tình trạng hoảng loạn, chấp nhận thoát khỏi thị trường bằng mọi giá thì cũng là lúc chỉ số Dow Jones giảm đến mức 1.600 điểm.
Không những vậy, các chỉ số chứng khoán khác của thị trường Mỹ cũng đều lao dốc dữ đội trước lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản của đồng đô la Mỹ với tốc độ nhanh hơn dự kiến trong năm nay. Trong đó, chỉ số Nasdaq giảm 273 điểm (3,78%) xuống còn 6.967 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 113 điểm (4,1%), xuống mức 2.648 điểm.
Chưa hết, tính từ phiên giao dịch vào thứ 6 tuần trước đó, ngày 2/2/2018, chỉ trong 2 ngày, chỉ số Dow Jones đã mất hơn 1.800 điểm. Chính bởi phiên giảm điểm này, mọi cố gắng để tăng điểm mà Dow Jones trải qua từ đầu năm 2018 đã bị xóa sạch hoàn toàn.
Khi thị trường chứng khoán giảm sâu trong phiên ngày thứ 2, người trong ngành không khỏi theo dõi phản ứng của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong bài phát biểu trước toàn liên bang vào tuần cuối cùng của tháng 1 năm 2018, cựu tổng thống Mỹ từng nói rằng thị trường chứng khoán Mỹ đã không ngừng lập kỷ lục, giá trị vốn hóa tăng thêm 8 nghìn tỷ USD và thậm chí là hơn thế nữa chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng khi thị trường giảm điểm sâu vào ngày 5/2/2018, ông lại không đề cập bất kỳ thông tin gì về điều này.
Tổng hợp