Báo cáo này vừa công bố tuần trước, tại Đại học Chính trị và phát kiến về sức khỏe ở Michigan. Theo khảo sát, khoảng 1 trong 8 người trưởng thành có dấu hiệu bị nghiện thức ăn.
Các nghiên cứu viên xem xét phản ứng của hơn 2.000 người trưởng thành độ tuổi từ 50-80, hoàn thành cuộc bỏ phiếu chuyên đề “Lão hóa khỏe mạnh”. Trong số người phù hợp định nghĩa "nghiện thức ăn", phụ nữ nhiều hơn nam. Những người thừa cân, sống cô đơn hay có sức khỏe sinh lý hoặc tâm lý từ khá đến kém cũng có khả năng nghiện nhiều hơn.
Cuộc khảo sát tập trung vào thực phẩm tinh chế cao, nhưng cũng hỏi khảo sát về bất kỳ loại thực phẩm nào mà họ gặp phải vấn đề trong vòng 12 tháng vừa qua.
Thực phẩm tinh chế cao bao gồm những mặt hàng đóng gói/đóng hộp như xúp, xốt, pizza đông lạnh và "bữa ăn sẵn sàng". Ngoài ra còn có xúc xích tươi, hotdog, khoai tây chiên, soda, bánh bích quy làm sẵn, bánh ngọt, kẹo, donut, kem lạnh...
“Thực phẩm tinh chế cao được sản xuất với những nguyên liệu công nghiệp và thường bao gồm phụ liệu để điều chế màu sắc, vị, chất liệu, độ xốp hoặc để kéo dài tuổi thọ” - Kiara Chang, nghiên cứu viên tại Học viện Quốc gia về Sức khỏe và Chăm sóc trực thuộc Đại học Hoàng gia London, chia sẻ.
“Cơ thể chúng ta có thể không phản ứng với các loại thực phẩm tinh chế cao này như chúng phản ứng với thực phẩm sạch và dinh dưỡng, tinh chế tối thiểu” - Chang thêm.
Dấu hiệu “nghiện” thực phẩm
“Khả năng những loại thực phẩm này kích hoạt những dấu hiệu kinh điển của nghiện ngang tầm với những gì chúng ta quan sát được với rượu bia và thuốc lá, trong quần thể người từ trung niên này” - Ashley Gearhardt, giáo sư liên kết tại khoa tâm lý Trường đại học Michigan, bình luận. “Chúng tôi nghĩ điều này cũng đúng cho những quần thể trẻ khác”.
Gearhardt cùng cộng sự đã sử dụng bảng câu hỏi Đo lường mức độ nghiện thực phẩm của Yale, tính toán xem liệu người tham gia nghiên cứu có đang trải qua những dấu chỉ nòng cốt của nghiện. Một trong những triệu chứng thường được báo cáo bao gồm:
- Tôi có một nỗi khát khao dữ dội để ăn một loại thực phẩm cố định, đến nỗi tôi không thể nghĩ đến điều gì khác (24% người tham gia báo cáo gặp tình trạng này hằng tuần).
- Tôi đã cố và thất bại trong việc giảm hoặc tránh ăn một loại thực phẩm cố định (19% báo cáo tình trạng này 2-3 lần một tuần).
- Nếu tôi gặp vấn đề tinh thần bởi vì tôi không ăn một loại thực phẩm cố định, tôi sẽ ăn nó (17%, 1 lần một tuần).
- Ăn cùng lượng một loại thực phẩm không khiến tôi cảm thấy thỏa mãn như lúc trước (13%, 2-3 lần một tuần).
- Bạn bè và gia đình tôi đã lo lắng về việc tôi ăn một loại thực phẩm quá nhiều (12%, 1 lần một tháng).
- Hành vi ăn uống của tôi khiến tôi muộn phiền (12%, 2-3 lần một tuần).
- Tôi gặp rắc rối lớn trong cuộc sống do thực phẩm mình dung nạp (9%, 2-3 lần một tuần).
Gearhardt là thành viên của nhóm đã soạn thảo ra bảng câu hỏi đo lường tại Yale. Theo cô, bảng câu hỏi này sử dụng những tiêu chuẩn tương tự dùng để chẩn đoán nghiện các hoạt chất khác và được áp dụng cho thực phẩm tinh chế cao.
"Sức mạnh" của thực phẩm tinh chế cao
Gearhardt nghi ngờ rằng thực phẩm tinh chế cao, vốn có cấu phần mỡ, đường và muối cao, kích thích hệ thống thưởng - phạt của não tiết ra nhiều dopamine. Dopamine là một hoạt chất khiến ta cảm thấy thoải mái khi được ăn uống đầy đủ, sinh hoạt tình dục hoặc sử dụng một số thuốc phiện.
Một thành phần khác của loại thực phẩm này là do các công ty sản xuất đã loại bỏ chất xơ và nước, khiến người tiêu dùng dễ dung nạp một lượng lớn mà không có cảm giác no.
“Khi bạn cảm thấy no bụng, có những hormone đường ruột sẽ điều hòa giảm hệ thống dopamine - Gearhardt nhấn mạnh - Những thực phẩm này do không kích hoạt hệ thống no, nên sẽ không làm dịu hệ thống dopamine”.
“Chúng ta dễ cảm thấy bối rối và phải tự đấu tranh nhiều trong một chế độ ăn nhiều thực phẩm tinh chế cao - Gearhardt nói - Một số không nhận thức được loại thực phẩm này mạnh đến mức nào. Điều cần nhấn mạnh với thực phẩm tinh chế cao là nhận ra việc bạn có thể sẽ không thể ngừng ăn nó một khi đã thử”.
Đối phó với chứng nghiện thực phẩm tinh chế
Surampudi chia sẻ cô hay nói với bệnh nhân nên loại bỏ sạch thức ăn nhanh và những thực phẩm chứa nhiều đường, thay vì ăn bánh mì trắng ta có thể chọn loại thực phẩm làm từ nguyên hạt để đem lại cảm giác no bụng.
Bác sĩ Evelyn Attia, một giáo sư tâm lý và giám đốc điều hành Trung tâm rối loạn ăn uống ở Trung tâm Y khoa Irving, Đại học Columbia, cho biết: một số thực phẩm kích hoạt đường dẫn truyền thần kinh khiến ta cảm thấy dễ chịu hơn, y như các loại chất gây nghiện.
Vấn đề lớn các chuyên gia đối mặt chính là khác với cờ bạc hay ăn vô độ, nghiện thực phẩm không được công nhận trong bảng DSM-5 - bảng hướng dẫn chẩn đoán những bệnh tâm thần.
Trong khi báo cáo trên nhấn mạnh việc một số người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bản thân khi đối mặt với một số loại thực phẩm, ngay cả nhận định “nghiện thực phẩm” cũng dễ gây tranh cãi. Theo David Creel, nhà tâm lý và dinh dưỡng học tại Trung tâm nội tiết và giảm cân ở Viện Cleveland: “Nó chưa được công nhận là một chẩn đoán bệnh”.
Creel nói ông thấy có một sự khác biệt lớn giữa sự bất khả kháng trong việc ăn một chiếc bánh Oreo và việc không thể cưỡng lại chất gây nghiện. Tuy nhiên, bạn có thể xem khả năng không thể kiểm soát việc ăn uống là nằm trên cùng một mạch liên tục, với nghiện thuốc phiện là một cực của nó.
Schreyer nói rằng liệu pháp trị liệu hành vi có thể giúp bệnh nhân đối mặt với những cám dỗ - để thức ăn không “lấn lướt” con người bạn.
“Chúng tôi làm việc để thiết lập một chế độ ăn thông thường mà không để thân chủ trải nghiệm đói cực độ”, cô chia sẻ.
Quản lý thị trường phát hiện hai kho hàng của Công ty Long Phát chứa gần 24 tấn thực phẩm bẩn gồm thịt gà, bò, các loại nội tạng động vật bốc mùi hôi thối.
Xem thêm: mth.57951358060203202-na-cuht-neihgn-ueih-uad-iahp-oc-tav-na-od-iov-gnohk-ion-eht-gnohk/nv.ertiout