vĐồng tin tức tài chính 365

Ban hành khung mới, chờ tăng giá điện

2023-02-07 09:27
Ban hành khung mới, chờ tăng giá điện - Ảnh 1.

Việc điều chỉnh khung giá phát điện là một trong những căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.Trong ảnh: nhân viên ngành điện theo dõi tình hình cung cấp điện dịp Tết Quý Mão - Ảnh: T.TIẾN

Theo quyết định của Thủ tướng, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế VAT) được quy định cụ thể gồm: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh, tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Cơ sở tính giá điện mới

Quyết định của Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện, cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.

Quyết định này được ban hành và có hiệu lực từ ngày 3-2, thay thế cho quyết định 34/2017 của Thủ tướng cho giai đoạn 2016 - 2020 (với mức tối thiểu là 1.606,19 đồng/kWh và tối đa là 1.906,42 đồng/kWh).

Theo quy định, khung giá bán lẻ điện bình quân là mức trần và mức sàn được Chính phủ quy định cho một giai đoạn nhất định. Do đó, việc ban hành khung giá không đồng nghĩa với việc tăng ngay giá bán lẻ điện.

"Đây sẽ là một trong những căn cứ để quyết định giá bán lẻ điện bình quân cho từng thời điểm. Nếu có điều chỉnh giá điện sẽ không được thấp hơn hoặc cao hơn trong khung giá vừa ban hành", một chuyên gia ngành điện giải thích.

Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân đang là 1.864,44 đồng/kWh (chưa gồm VAT). Đây là mức giá vốn được áp dụng kể từ lần điều chỉnh cách đây gần bốn năm, vào hồi tháng 3-2019. Việc duy trì giá bán lẻ điện bình quân kéo dài trong bối cảnh chi phí giá đầu vào tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2022 đã tạo sức ép lớn lên hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.

Khi nào tăng giá điện?

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, sau cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An chủ trì với đại diện EVN cùng các đơn vị của bộ ngày 1-2, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi EVN yêu cầu tập đoàn này khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 và xây dựng lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện.

Việc xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 được yêu cầu thực hiện trên cơ sở EVN phải hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên. Đồng thời, EVN phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín để kiểm toán các báo cáo trên theo đúng quy định...

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, mới đây nhất EVN đã có báo cáo gửi bộ trưởng Bộ Công Thương về kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2022. Tập đoàn này cho hay, năm 2023 nếu giá bán lẻ điện giữ theo giá bình quân hiện hành, EVN cùng các công ty thành viên có thể lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 64.941 tỉ đồng. Dự kiến, đến hết tháng 5-2023, công ty mẹ - EVN sẽ không còn tiền trong tài khoản.

Ban hành khung mới, chờ tăng giá điện - Ảnh 2.

Không dễ tăng nhanh

Bộ Công Thương vừa yêu cầu EVN phải thực hiện báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính công ty mẹ và các đơn vị thành viên, cũng như thực hiện kiểm toán độc lập được xem là yêu cầu "khác" so với thông lệ hằng năm. Đặc biệt trong bối cảnh từ cuối năm 2022, EVN liên tục đưa ra những đề xuất về việc xem xét điều chỉnh tăng giá điện.

Theo quyết định 24/2017 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, sau khi có quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của năm trước liền kề.

Đáng chú ý, theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Bộ Công Thương chủ trì họp báo công bố công khai kết quả kiểm tra, cũng như công khai trên website của Bộ Công Thương.

Tuy vậy, việc họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN - vốn là trách nhiệm của Bộ Công Thương - đã bị gián đoạn hơn hai năm nay. Theo quy định lẽ ra đến thời điểm này Bộ Công Thương đã phải công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 của EVN, nhưng không hiểu vì lý do gì (?!) bộ này vẫn chưa công bố, dù dịch COVID-19 đã được kiểm soát.

Việc yêu cầu EVN phải báo cáo thêm quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2022, theo một vị lãnh đạo có thẩm quyền, để rà soát các chi phí sản xuất kinh doanh một cách cẩn trọng. Với việc yêu cầu EVN báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2022, sẽ làm cho giá điện chưa thể được quyết điều chỉnh ngay.

Dự kiến trình phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi lấy ý kiến vào tháng 10-2022, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) đã tổng hợp các ý kiến và trình phương án lên lãnh đạo Bộ Công Thương. Cơ quan này cho hay, trên cơ sở các ý kiến góp ý, có 92% chọn phương án rút ngắn từ 6 bậc xuống còn 5 bậc giá điện sinh hoạt. Chỉ chưa đến 8% đồng tình việc rút xuống còn 4 bậc. Do đó, 5 bậc là phương án được đề xuất để trình Thủ tướng nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

* Ông Trần Việt Hòa (cục trưởng Cục Điều tiết điện lực):

Khung giá là cơ sở để EVN làm phương án điều chỉnh giá

Việc ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân vừa được Chính phủ công bố là do khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân hiện tại không còn phù hợp với bối cảnh và chưa phản ánh sự biến động của các thông số đầu vào tới chi phí sản xuất kinh doanh điện, đặc biệt là biến động của giá nhiên liệu.

Ví dụ giá than nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy điện đã bắt đầu tăng từ cuối năm 2021 trong khi sản lượng điện từ nhiệt điện than chiếm tỉ trọng khoảng 40% nên chi phí sản xuất kinh doanh của EVN tăng cao.

Ngoài ra, các khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện trong hợp đồng mua bán điện của các năm 2019, 2020 cũng như của các năm 2021 - 2024 ước khoảng hơn 21.000 tỉ đồng cần được phân bổ, tính toán vào chi phí sản xuất điện hằng năm.

Việc ban hành khung giá là cơ sở để EVN xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Theo quy định, nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên và trong khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện phải giảm.

Trên cơ sở mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh trong khung giá, Bộ Công Thương sẽ ban hành quyết định quy định giá bán điện cho các khách hàng sử dụng điện, trong đó có các bậc giá nhóm khách hàng sinh hoạt.

Khung giá bán lẻ điện bình quân cao nhất 2.444,09 đồngKhung giá bán lẻ điện bình quân cao nhất 2.444,09 đồng

Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định của Thủ tướng ban hành khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân.

Xem thêm: mth.28453309070203202-neid-aig-gnat-ohc-iom-gnuhk-hnah-nab/nv.ertiout

Comments:2 | Tags:No Tag

“Ban hành khung mới, chờ tăng giá điện”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools