vĐồng tin tức tài chính 365

Điều kiện tiềm tàng cho một nhịp điều chỉnh của thị trường

2023-02-07 18:56

Báo cáo của Quỹ Ballad Fund thuộc SGI Capital chia sẻ nhận định “Thị trường chứng khoán toàn cầu tháng 1 có sự đồng pha: S&P 500 của Mỹ tăng 6,18%, Châu Âu Stoxx 50 tăng 9,75%, Kospi (Hàn Quốc) tăng 8,44%, Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 5,39%, SET Index (Thái Lan) tăng 0,17%.

Trong báo cáo tháng trước, SGI nhấn mạnh quan điểm “các NHTW giảm lãi suất sẽ chưa sớm xảy ra trước khi triển vọng việc làm xấu đi đáng kể và xuất hiện những biểu hiện rõ ràng hơn của suy thoái”. Đồng thời, lưu ý một số diễn biến mới:

Cùng với USD Index giảm mạnh về mốc 101 và các điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng, dòng tiền chảy vào các tài sản rủi ro và thị trường mới nổi mạnh nhất kể từ 2021. Dòng chảy này cộng hưởng với kỳ vọng Trung Quốc mở cửa và phục hồi kinh tế đã kích hoạt thêm tâm lý tích cực. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã hòa chung xu hướng này.

Điều kiện tiềm tàng cho một nhịp điều chỉnh của thị trường ảnh 1

Thị trường toàn cầu gần đây có những cơ sở để kỳ vọng vào kịch bản “hạ cánh mềm”. Lạm phát giảm nhanh khiến FED và các NHTW sớm đảo chiều chính sách, trong khi đó kinh tế thực vẫn đủ ổn định để chịu được một đợt suy thoái nhẹ. Theo đó, vùng đáy của cổ phiếu đã xảy ra vào quý IV/2022. Dòng tiền đầu tư/đầu cơ đang đi trước phản ánh kịch bản tích cực này.

Tuy vậy, thông điệp của chủ tịch FED vừa qua vẫn nhất quán khi cho rằng, trong các yếu tố cấu thành nên lạm phát mới chỉ có giá hàng hoá giảm, giá thuê nhà sẽ có độ trễ và phần lớn các yếu tố liên quan tới thị trường lao động chưa có dấu hiệu giảm. Do vậy, FED và các NHTW sẽ tiếp tục tăng nhẹ và duy trì mặt bằng lãi suất cao trong 2023. Áp lực này sẽ dần “ngấm” tới từng lĩnh vực, mà trước hết nhóm doanh nghiệp nhạy với lãi suất như công nghệ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, hạ giá sản phẩm, sa thải lao động.

Việc mở cửa của Trung Quốc có mặt trái là sẽ tiếp tục tạo áp lực cho mặt bằng giá cả hàng hóa khiến lạm phát khó giảm. Lãi suất có thể neo cao kéo dài sẽ sàng lọc nhóm doanh nghiệp kém hiệu quả hoặc tác động mạnh hơn là khiến tổng cầu đột ngột suy giảm mạnh ở một thời điểm trong tương lai.

Quá trình hạ dự báo tăng trưởng EPS 2023 của thị trường Mỹ và toàn cầu vẫn tiếp tục, trong khi dòng tiền đầu cơ lan tỏa đẩy định giá P/E lên 18,4 với S&P 500 - bằng mức trước khi FED mạnh tay nâng lãi suất năm 2022. Sự kết hợp của dòng tiền đầu cơ mạnh trong bối cảnh định giá tăng cao, triển vọng tăng trưởng kém, và lãi suất chưa giảm sẽ là điều kiện tiềm tàng cho một nhịp điều chỉnh của thị trường.

Đối với thị trường Việt Nam, có một số điểm lưu ý:

Cùng với tỷ giá đã qua giai đoạn căng thẳng và Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, qua đó bơm VND hỗ trợ thanh khoản. Nhờ đó lợi tức trái phiếu chính phủ và tỷ giá đã giảm về giai đoạn trước vụ việc với tập đoàn Vạn Thịnh Phát;

Các chỉ số vĩ mô về tăng trưởng của Việt Nam vẫn đang suy yếu dưới tác động của nhu cầu suy giảm ở cả trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu có 3 tháng liên tục giảm so với cùng kỳ, trong khi lãi suất tăng đang gây áp lực thu hẹp nhu cầu tín dụng, tiêu dùng, và đầu tư trong nước.

Điểm sáng là lợi tức trái phiếu đã giảm và một số ngân hàng cũng giảm nhẹ lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài. Để lãi suất giảm thành xu hướng cần thêm các điều kiện như: tín dụng duy trì mức tăng trưởng chậm, SBV hỗ trợ thanh khoản thông qua duy trì tăng trưởng M2 thể hiện ở tỷ lệ LDR giảm. Tuy vậy, áp lực từ lạm phát và tỷ giá vẫn sẽ là rào cản với nỗ lực hạ lãi suất trong nửa đầu 2023.

Lợi nhuận quý IV/2022 của các doanh nghiệp công bố cho thấy sự suy giảm mạnh ở nhiều ngành như bất động sản, thép, chứng khoán, bán lẻ... Lần đầu tiên kể từ 2008, lợi nhuận một quý của toàn thị trường có mức giảm trên 30% so với cùng kỳ. Khảo sát của SGI Capital cho thấy, triển vọng kinh doanh nửa đầu 2023 của nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục suy giảm.

Ngành ngân hàng, dù duy trì được mức tăng trưởng so với 2022, nhưng xu hướng thu hẹp NIM và nợ xấu tăng đã kéo giảm lợi nhuận quý IV/2022 và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lên triển vọng lợi nhuận 2023.

Khảo sát gần đây cho thấy, nhu cầu tín dụng đang thấp hơn kỳ vọng các ngân hàng khi nhiều khoản vay lãi suất cao được khách hàng chủ động tất toán, dư nợ mới tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với lãi suất thấp hơn. Trong khi đó, nguồn huy động có xu hướng dịch chuyển ngược lại từ CASA và tiền gửi ngắn hạn sang kỳ dài với lãi suất cao. Mặt khác, chất lượng tài sản đang xấu đi nhanh, thể hiện ở lãi và phí dự thu tăng và nợ nhóm 2 tăng mạnh sẽ chuyển nhóm lên nợ xấu trong các quý tới.

TTCK Việt Nam đã tăng hơn 2 tháng từ mức quá bán do giải chấp diện rộng lên lại vùng cân bằng dưới sự hỗ trợ của dòng tiền nước ngoài mua ròng kỷ lục và sự cải thiện của thanh khoản hệ thống. Giai đoạn tới, tâm điểm thị trường có thể chuyển dịch qua triển vọng kinh doanh của từng doanh nghiệp. Đà suy giảm lợi nhuận vẫn tiếp diễn trong quý I và quý II/2023 khiến định giá P/E của nhiều cổ phiếu trở nên bớt hấp dẫn. Điều này dù đã phần nào phản ánh trong mức giá hiện tại nhưng vẫn là rủi ro chính của thị trường.

Ngược lại, những yếu tố tích cực như lãi suất đã tạo đỉnh, nhà đầu tư ngoại mua ròng và tỷ lệ margin trên thị trường đã giảm 40% từ đỉnh sẽ giúp thị trường bớt áp lực cung trong những đợt điều chỉnh trong thời gian tới.

Xem thêm: lmth.537413tsop-gnourt-iht-auc-hnihc-ueid-pihn-tom-ohc-gnat-meit-neik-ueid/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Điều kiện tiềm tàng cho một nhịp điều chỉnh của thị trường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools