vĐồng tin tức tài chính 365

Người dân TP.HCM hưởng lợi gì từ dữ liệu số?

2023-02-08 07:57

Tình trạng cát cứ, thiếu tính kết nối thông tin giữa các đơn vị tại TP.HCM sẽ được khắc phục bằng kho dữ liệu lớn phục vụ công tác điều hành của chính quyền cũng như nhu cầu của người dân, doanh nghiệp (DN). Đây là thông điệp được Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Lâm Đình Thắng khẳng định với Thanh Niên trong cuộc trao đổi về kế hoạch chuyển đổi số của địa phương đông dân nhất cả nước.

QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ

Thưa ông, vì sao Sở TT-TT TP.HCM chọn chủ đề chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh năm 2023 là dữ liệu số?

Dữ liệu số đóng vai trò hạt nhân hết sức quan trọng, là cơ sở và tiền đề triển khai thực hiện chuyển đổi số giúp TP.HCM đổi mới hoạt động quản lý nhà nước từ phương thức truyền thống sang môi trường số. Dữ liệu số dùng chung sẽ trở thành công cụ cơ bản giúp lãnh đạo và từng cán bộ, công chức triển khai công việc thống nhất, hiệu quả cũng như giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị, vướng mắc của người dân và DN.

Người dân TP.HCM hưởng lợi gì từ dữ liệu số? - Ảnh 1.

Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Lâm Đình Thắng

SỸ ĐÔNG

Trong 5 năm qua, việc tạo lập, liên thông, chia sẻ, sử dụng dữ liệu giữa các sở ngành, địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, DN và chính các cơ quan nhà nước. Theo ông đâu là nguyên nhân và Sở TT-TT sẽ có giải pháp gì để tạo sự thông suốt trong quản lý, khai thác dữ liệu?

Hạn chế và nguyên nhân lớn nhất là việc thay đổi tư duy, thống nhất cách thức và hành động để thực hiện chuyển đổi số của cơ quan nhà nước vẫn còn chậm so với nhu cầu xã hội. Mặc dù các ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư, hạ tầng mạng được kết nối nhưng vẫn còn tình trạng cát cứ thông tin, chậm tích hợp, liên thông hình thành các cơ sở dữ liệu lớn, tổng thể.

Quy trình xử lý giữa các cơ quan còn rời rạc, thiếu liên kết đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương, cơ quan và cán bộ, công chức, người dân. Một nguyên nhân khác là các cơ quan nhà nước vẫn còn chậm số hóa tạo lập dữ liệu, số lượng và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để khắc phục các hạn chế trên, Sở TT-TT đã và đang nỗ lực tham mưu UBND TP.HCM triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về cả chính sách lẫn kỹ thuật như thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số với sự chỉ huy thống nhất của Chủ tịch UBND TP.HCM, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức trong chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử, liên thông kết nối, tích hợp hình thành kho dữ liệu dùng chung, đẩy mạnh kế hoạch triển khai các nền tảng số dùng chung của thành phố.

Người dân TP.HCM hưởng lợi gì từ dữ liệu số? - Ảnh 2.

Việc số hóa dữ liệu giúp rút ngắn thời gian và thủ tục giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp

Nhật Thịnh

3 NHÓM DỮ LIỆU ƯU TIÊN

Trong chiến lược quản trị dữ liệu và an toàn thông tin của TP.HCM, những nhóm ngành nào sẽ được ưu tiên tạo lập, khai thác?

Năm 2023, TP.HCM sẽ tập trung triển khai và thực thi chiến lược Quản trị dữ liệu và chiến lược An toàn thông tin. Trong đó, 3 nhóm dữ liệu sẽ được tập trung phát triển gồm: nhóm dữ liệu phục vụ quản lý đất đai - đô thị, nhóm dữ liệu liên quan đến thông tin của người dân, nhóm dữ liệu về phát triển tài chính - DN.

Trên cơ sở định hướng dữ liệu, các ngành liên quan như: Tư pháp, GD-ĐT, LĐ-TB-XH, Y tế, TN-MT, Xây dựng, GTVT, Công thương, KH-ĐT… sẽ đẩy mạnh triển khai thống nhất các hệ thống thông tin chuyên ngành, thực hiện số hóa và tạo lập dữ liệu thống nhất.

Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, người dân và DN có thể cảm nhận sự thay đổi khi sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của mình như thế nào?

Vừa qua, TP.HCM đã tích cực đẩy mạnh triển khai thống nhất, cho ra mắt các nền tảng số, các hệ thống thông tin lớn, dùng chung toàn TP như Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của TP, Hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị của người dân, Hệ thống quản trị thực thi dựa trên dữ liệu.

Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, khi các nền tảng số dùng chung bắt đầu đưa vào vận hành sẽ từng bước giúp nâng cao hiệu quả quản trị thực thi của chính quyền TP cũng như chất lượng dịch vụ công phục vụ cho người dân và DN. Điển hình, khi Hệ thống theo dõi tiếp nhận và xử lý kiến nghị của người dân theo thời gian thực đưa vào vận hành thì các phản ánh, kiến nghị của người dân về giao thông, đô thị, an ninh trật tự qua Cổng thông tin 1022 đã được giải quyết nghiêm túc, tỷ lệ trễ hạn kéo giảm từ 16% trong tháng 6.2022 xuống còn 3% vào những tháng cuối năm.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM vừa ra mắt có những tính năng nào nổi bật, TP.HCM sẽ có những giải pháp nào để tiếp tục nâng cao tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến?

Hệ thống thông tin Giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM hướng tới mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình (cho hồ sơ đủ điều kiện) qua Cổng dịch vụ công quốc gia và liên thông kết nối toàn TP.HCM trong năm 2023.

Để thực hiện mục tiêu này, TP.HCM sẽ thực hiện chuyển đổi số, tái cấu trúc toàn diện trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính thay thế từ hồ sơ giấy bằng một cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính được số hóa thống nhất. Qua đó, người dân chỉ cung cấp thông tin hồ sơ một lần cho cơ quan nhà nước và xác thực bằng hệ thống định danh của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Toàn bộ các dịch vụ tiếp nhận, thông báo và trả kết quả hồ sơ, dịch vụ thanh toán được thực hiện hoàn toàn trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính. Người dân sẽ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến, thông tin kết quả xử lý hồ sơ về hành chính công 24/7 từ Tổng đài 1022 của TP mà không phụ thuộc cơ quan hành chính hay thái độ làm việc của cán bộ, công chức nào.

TP.HCM đang thúc đẩy vấn đề công khai, minh bạch và lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân để nâng cao chất lượng, từ đó nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến. Hệ thống sẽ giúp tự động tổng hợp, đánh giá một cách trung thực để giúp lãnh đạo TP, các cấp, các ngành theo dõi tổng thể tình hình giải quyết, cung cấp dịch vụ công; đồng thời theo dõi mức độ hài lòng để chỉ đạo, điều chỉnh khắc phục các tồn tại, nâng cao chất lượng phục vụ.

TP.HCM sẽ có ứng dụng công dân số

Được biết, Sở TT-TT dự kiến nâng cấp Tổng đài 1022 thành ứng dụng công dân của TP.HCM, xin ông chia sẻ thêm về định hướng này?

Nhằm đẩy mạnh công dân số, TP.HCM sẽ nâng cấp ứng dụng Tổng đài 1022 trở thành Ứng dụng trên thiết bị di động thông minh của người dân cung cấp tất cả các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Ứng dụng này sẽ phát triển trên nền tảng hệ thống xác thực và định danh của người dân theo Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng), nền tảng số về giải quyết thủ tục hành chính, nền tảng tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của người dân cũng như nền tảng quản trị thực thi của TP.HCM.

Người dân sẽ được thụ hưởng những tiện ích gì khi chạm, tương tác với chính quyền qua chiếc smartphone?

Ứng dụng cung cấp tiện ích cho người dân truy cập các dịch vụ công mọi lúc, mọi nơi như yêu cầu thủ tục hành chính, thanh toán phí, lệ phí, thuế; thực hiện quản lý hồ sơ cá nhân; nhận các thông báo, hướng dẫn, thông tin từ TP; phản ánh kiến nghị, góp ý các vấn đề liên quan môi trường, đô thị, an ninh trật tự nơi mình đang sinh sống. Cũng thông qua ứng dụng này, TP sẽ tích hợp bản đồ TP để cung cấp các thông tin, sự kiện qua nền tảng hệ thống thông tin địa lý giúp người dân có thông tin trực quan. Chúng tôi kỳ vọng ứng dụng sẽ giúp người dân, DN cảm nhận rõ nét kết quả tích cực của chính quyền số, cùng TP.HCM tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm phát triển xã hội số, kinh tế số hướng tới mục tiêu xây dựng TP trở thành đô thị thông minh.


Xem thêm: mth.110242051702032581-os-ueil-ud-ut-ig-iol-gnouh-mchpt-nad-iougn/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người dân TP.HCM hưởng lợi gì từ dữ liệu số?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools