Theo tờ nhật báo Yomiuri, Nhật Bản sẽ bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm máu người lần đầu tiên sau 57 năm để hỗ trợ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia đang phát triển.
Tổ chức Sản phẩm máu Nhật Bản (JBPO) có trụ sở tại Tokyo sẽ bắt đầu quyên góp máu từ đầu tháng 2-2023 cho Liên đoàn Hemophilia thế giới (WFH) có trụ sở tại Canada, và các khoản máu được hiến tặng này sẽ được chuyển đến các quốc gia đang phát triển cũng như các quốc gia đang gặp tình trạng khan hiếm máu.
Cho đến nay, JBPO đang quyên góp đủ lượng máu phục vụ cho hơn 100 ca phẫu thuật khẩn cấp.
Công ty dược phẩm và thực phẩm KM Biologics có trụ sở tại tỉnh Kumamoto cũng dự kiến sẽ bắt đầu bán các sản phẩm máu cho những quốc gia khác trong năm tới từ ngày 8-2.
Trước đó, Nhật Bản đã cấm xuất khẩu máu hiến tặng từ năm 1966 để ngăn chặn việc nguồn máu này được sử dụng cho mục đích quân sự.
Những phần máu được hiến tặng tới đây sẽ được sử dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ mục đích truyền máu, điều trị cho những bệnh nhân mắc chứng máu khó đông, các bệnh truyền nhiễm và một số bệnh lý khác.
Lượng máu dự trữ tại Nhật Bản hiện nay đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu máu của những bệnh nhân mắc chứng máu khó đông. Số lượng các sản phẩm máu thừa không được sử dụng ở Nhật Bản cũng tăng lên trong khi nhiều quốc gia đang phát triển lại thiếu các nhà sản xuất những chế phẩm từ máu.
Theo một báo cáo của WFH, có khoảng 800.000 bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông trên khắp thế giới và ước tính hơn 500.000 bệnh nhân không được tiếp cận điều trị.
Chính vì thế rất nhiều hiệp hội tại Nhật Bản đã kêu gọi các cơ quan y tế sử dụng hiệu quả các sản phẩm máu dư thừa.
Năm 2018, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi các luật liên quan nhằm cho phép xuất khẩu các sản phẩm máu được tạo ra từ lượng máu hiến tặng bị thừa.
Sau đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã tổ chức các cuộc đàm phán với những nhà sản xuất chế phẩm máu và đưa ra quyết định sẽ xuất khẩu các sản phẩm máu dành cho bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông.
Yasuharu Nishida, bác sĩ tại Bệnh viện Quốc gia Osaka (NHO), cho biết: “Một số nước phát triển đã và đang hỗ trợ bệnh nhân ở các nước đang phát triển và Nhật Bản cũng sẽ tham gia vào nỗ lực này".
Tập đoàn viễn thông KDDI cùng với một số công ty ở Nhật Bản vừa đưa vào hoạt động dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái tại tỉnh Saitama, giáp thủ đô Tokyo.
Xem thêm: mth.86070411180203202-man-75-uas-neit-uad-nal-uam-uahk-taux-nab-tahn/nv.ertiout