vĐồng tin tức tài chính 365

Kẹo cau có tác dụng gì mà Trung Quốc tăng thu mua?

2023-02-08 15:09

Thời gian gần đây, báo chí trong nước thông tin thương lái lại tăng thu mua cau non khiến ở một số địa phương, giá loại quả này tăng cao, lên tới 26.000 đồng/kg.

Thương lái cho biết, thông thường việc thu mua cau tươi non nhằm mục đích xuất khẩu qua Trung Quốc làm kẹo. Theo đó sau khi mua cau non loại không hạt hoặc hạt nhỏ, công nhân sẽ luộc với nước sôi rồi sấy khô, đóng gói để chuyển sang thị trường Trung Quốc làm kẹo.

Kẹo cau có tác dụng gì mà Trung Quốc tăng thu mua? ảnh 1

Cau non được sử dụng để làm kẹo. Ảnh: Hạ Quyên

Trước tình trạng cau non tăng giá cao, đại diện Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, có thể hiện tượng này chỉ mang tính đột biến, nhất thời chứ không theo quy luật thị trường như các loại nông sản xuất khẩu khác. Điều này rất có thể khiến người nông dân trồng cau một cách ồ ạt, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa.

“Cục không quy hoạch trồng cau, bởi đây không phải là cây lương thực chủ lực của Việt Nam. Do vậy, chính quyền địa phương cần vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân để họ hiểu rõ những tác động của việc trồng, phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch”, đại diện Cục trồng trọt nói.

Do đó, Cục nhấn mạnh, muốn phát triển cây cao thì chính quyền địa phương phải có định hướng, đầu tư bài bản, trồng ở những vùng có lợi thế, tránh tình trạng thấy giá cau cao, chỗ nào cũng trồng. Bên cạnh đó phải có ký kết thu mua của các doanh nghiệp Trung Quốc để tránh phụ thuộc vào các thương lái, tiểu thương theo đường tiểu ngạch.

Trên sàn Alibaba.com, mặt hàng này được bán khá nhiều và số lượng mua cao. Người bán giới thiệu đây là loại kẹo cau có vị ngọt, the the như kẹo gừng, có tác dụng chống viêm họng, giữ ấm cơ thể, chính vì thế người dân Trung Quốc khá chuộng.

Loại kẹo này cũng được bán ở hầu hết các sàn thương mại điện tử trong nước như Shopee, Lazada, Tiktok Shop… với giá dao động từ 40.000 đồng – 240.000 đồng/gói, tùy kích cỡ và thương hiệu.

Ở Việt Nam, kẹo cau cũng là thứ kẹo bình dân khá lâu đời ở Huế. Theo Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, ngày xưa khi làm kẹo cau, người ta còn bỏ thịt quả cau vào trong kẹo nhưng vì mùi vị của cau khá nặng, không nhiều người ăn, nên sau này người làm kẹo đã loại bỏ hẳn. Do đó hiện tại kẹo cau có phần ngoài màu trắng, tượng trưng cho vỏ cau, làm từ hỗn hợp bột gạo, nhân kẹo làm từ nước đường đồng đặc, tượng trưng cho hạt cau.

Khác với Trung Quốc, kẹo cau Việt Nam thường để ăn vui, ngậm tan từ từ trong miệng, khi ăn uống cùng nước trà để kích thích vị giác.

HẠ QUYÊN

Xem thêm: lmth.589817tsop-aum-uht-gnat-couq-gnurt-am-ig-gnud-cat-oc-uac-oek/nv.olp

“Kẹo cau có tác dụng gì mà Trung Quốc tăng thu mua?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools