vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc mở cửa "cứu nguy" cho cả nền kinh tế châu Á: Thoát khỏi cuộc suy thoái toàn diện, 1 ngành quan trọng được thổ

2023-02-09 03:59

Kinh tế hồi phục

SCMP dẫn lời các nhà kinh tế cho biết, nguy cơ về một cuộc suy thoái toàn diện ở châu Á trong năm nay có thể sẽ được giảm bớt khi Trung Quốc mở cửa trở lại, du lịch phục hồi và tốc độ tăng lãi suất chậm lại trên toàn cầu. Điều này dự kiến sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế khu vực phục hồi và tăng trưởng.

Sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuần trước dự báo lại tăng trưởng của Trung Quốc, cũng như các nước mới nổi và đang phát triển ở châu Á, một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán của họ đối với triển vọng kinh tế khu vực.

Nhìn chung, các nhà kinh tế này cho rằng châu Á sẽ có tỉ lệ tăng trưởng vượt trội so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - những nền kinh tế này có thể bước vào suy thoái trong năm nay và IMF dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ và EU lần lượt là 1,4% và 0,7%.

Trong khi đó, các nước mới nổi và đang phát triển ở châu Á được dự đoán sẽ chứng kiến mức tăng trưởng GDP là 5,3%, IMF cho biết, và điều này được củng cố bởi mức tăng trưởng dự kiến là 5,2% ở Trung Quốc.

Trung Quốc mở cửa cứu nguy cho cả nền kinh tế châu Á: Thoát khỏi cuộc suy thoái toàn diện, 1 ngành quan trọng được thổi luồng sinh khí mới - Ảnh 1.

Các nhà kinh tế cho biết việc Trung Quốc bất ngờ mở cửa trở lại vào đầu năm và tác động lan tỏa của nó đến phần còn lại của châu Á - chủ yếu dưới hình thức du lịch - có khả năng củng cố nền kinh tế của khu vực ngay cả khi những biến cố "sóng to gió lớn" đang phủ bóng thế giới.

Tuy nhiên, SCMP cho biết, một vài lỗ hổng kinh tế vẫn tồn tại. Ví dụ, nhu cầu giảm sút từ các nền kinh tế phát triển sẽ dẫn đến xuất khẩu yếu hơn, một mối đe dọa lớn đối với các trung tâm sản xuất của khu vực, sự bất ổn chính trị ở một số quốc gia cũng khiến các chuyên gia lo lắng.

"Nhìn chung, tăng trưởng ở châu Á sẽ tiếp tục ổn định vào năm 2023, với sự cải thiện lớn của Trung Quốc trong khi phần còn lại của châu Á sẽ giảm tốc, nhưng không quá nhiều", nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp, Alicia Garcia-Herrero, cho biết.

"Những nền kinh tế ít phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài sẽ vượt qua khó khăn tốt hơn (chẳng hạn như Ấn Độ và Philippines) trong khi Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Việt Nam sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn một chút."

Dự báo tăng trưởng

Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng sẽ nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực - nhà kinh tế ngân hàng Irfan Qureshi cho biết - vì việc Trung Quốc mở cửa trở lại dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho các nước xung quanh có mối liên kết thương mại mạnh mẽ.

"Châu Á sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng toàn cầu," ông nói, đồng thời chỉ ra mức tăng trưởng dự kiến là 4,2% cho châu Á trong năm nay. "Một điều chúng ta cần chú ý là liệu việc mở cửa trở lại nhanh chóng ở Trung Quốc có gây áp lực lên giá năng lượng và hàng hóa toàn cầu hay không, điều này có thể cản trở nỗ lực của các ngân hàng trung ương khu vực trong việc giảm lạm phát."

Trung Quốc mở cửa cứu nguy cho cả nền kinh tế châu Á: Thoát khỏi cuộc suy thoái toàn diện, 1 ngành quan trọng được thổi luồng sinh khí mới - Ảnh 2.

Tổ chức cung cấp các dịch vụ dự báo kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) cũng kỳ vọng sự phục hồi của Trung Quốc sẽ có tác động tích cực "từ nhẹ đến trung bình" đối với tăng trưởng của châu Á trong năm nay.

EIU dự đoán mức tăng trưởng 3,7% cho khu vực – tăng từ mức 3,5% dự báo vào tháng 12. Trong khi đó 10 nền kinh tế ASEAN sẽ có mức tăng 4,2%, cao hơn mức 4,1% trước đó.

"Những tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ rõ ràng hơn đối với các nền kinh tế châu Á vốn sẵn sàng hưởng lợi từ sự phục hồi của lượng khách du lịch của Trung Quốc đại lục, bao gồm Thái Lan, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc)", nhà phân tích Syetarn Hansakul của EIU cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng các nhà phân tích của đơn vị này đã nâng dự báo tăng trưởng của Thái Lan lên 3,8% trong năm nay từ mức 3,5%.

Nhưng Hansakul cảnh báo rằng nhu cầu giảm ở Mỹ và EU sẽ là vấn đề đối với các nhà xuất khẩu ở Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Trong bối cảnh lạc quan chung đối với châu Á, vấn đề đối với xuất khẩu hàng hoá của khu vực vẫn là một mối lo ngại. Tuần trước, Hàn Quốc đã công bố xuất khẩu giảm kỷ lục do nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt.

Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ngân hàng ANZ, cho biết trên Twitter: "Điểm yếu trong xuất khẩu của châu Á đang được thể hiện rất rõ ràng".

"Chỉ Indonesia và Malaysia trụ vững nhờ giá hàng hóa cao. Xuất khẩu kém là lực cản chính đối với tăng trưởng trong nửa đầu năm nay, và việc Trung Quốc mở cửa trở lại chỉ được bù đắp một phần thông qua du lịch."

Các nhà kinh tế tại IMA Asia - một diễn đàn dành cho các CEO và giám đốc điều hành cấp cao của khu vực - cho biết sự phục hồi du lịch năm ngoái vượt quá mong đợi.

"Điều này đặc biệt quan trọng đối với Đông Nam Á, nơi du lịch chiếm 10% đến 20% nhu cầu trước Covid," IMA cho biết trong Bản tóm tắt điều hành châu Á-Thái Bình Dương vào tuần trước.

"Câu hỏi lớn cho năm 2023 sẽ là quy mô phục hồi của lượng khách du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc. Nếu tỷ lệ này đạt 30 đến 40% so với mức của năm 2019 vào năm 2023, thì GDP trên toàn châu Á sẽ được nâng lên."

IMA Châu Á đã nâng dự báo của mình cho khu vực phù hợp với IMF nhưng cảnh báo rằng Malaysia và Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính trị.

Các chuyên gia cho rằng lạm phát giá hàng hóa do xung đột Ukraine cũng gây tổn hại cho các nền kinh tế của khu vực, mặc dù đã có những tác động tích cực ngoài mong đợi. Ví dụ, Indonesia đã có lượng xuất khẩu than và dầu cọ tăng mạnh vào năm ngoái do sự thiếu hụt toàn cầu.

Xem thêm: nhc.76081209080203202-iom-ihk-hnis-gnoul-ioht-coud-gnort-nauq-hnagn-1-neid-naot-iaoht-yus-couc-iohk-taoht-a-uahc-et-hnik-nen-ac-ohc-yugn-uuc-auc-om-couq-gnurt/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc mở cửa "cứu nguy" cho cả nền kinh tế châu Á: Thoát khỏi cuộc suy thoái toàn diện, 1 ngành quan trọng được thổ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools