vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia của Việt Nam trong tình hình hiện nay

2023-02-10 03:34

Dự Hội thảo còn có các nhà khoa học, các chuyên gia, lãnh đạo đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân (CAND).

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ nhận thức lý luận về tiềm lực an ninh quốc gia; đánh giá thực trạng xây dựng, tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia của Việt Nam, dự báo tình hình, yếu tố tác động đến an ninh quốc gia. Trên cơ sở đó, các ý kiến đã đề xuất những quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổng thể xây dựng, tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia, góp phần tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

 

Tham luận tại Hội thảo, Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng: Tiềm lực an ninh quốc gia là tổng thể mọi khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính từ mọi lĩnh vực trong nước và nước ngoài có thể huy động, sử dụng nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tiềm lực an ninh quốc gia là cơ sở phát huy sức mạnh nội lực bảo vệ Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh; tạo sức mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế; góp phần cũng cố, giữ vững ví trí, vai trò của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam; là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng chất lượng, trình độ hơn và nâng cao khả năng, hiệu quả chiến đấu trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

Trung tướng Lê Tấn Tới tham luận tại Hội thảo.
Trung tướng Lê Tấn Tới tham luận tại Hội thảo.

 

Để phát huy vai trò tiềm lực an ninh quốc gia trong tình hình mới, Trung tướng Lê Tấn Tới lưu ý cần chú trọng tập trung một số vấn đề như nâng cao nhận thức về vai trò tiềm lực an ninh quốc gia trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng các thành tố trong tiềm lực an ninh quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò tiềm lực an ninh quốc gia; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng CAND trong tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác an ninh trong tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia.. “Tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị, trong đó, lực lượng CAND đóng vai trò nòng cốt, chủ trì. Trên cơ sở đó, cần phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của CAND trong tham mưu, đề xuất chủ trương, giải pháp, tổ chức thực hiện đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đồng thời phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên phạm vi cả nước và từng địa bàn”- Trung tướng Lê Tấn Tới nhấn mạnh.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh tham luận tại Hội thảo.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh tham luận tại Hội thảo.

 

Với tham luận “Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Ban Nghiên cứu giúp việc Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm củng cố, tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như thể chế hoá những điểm mới về tư duy chiến lược, qua đó góp phần cụ thể hoá và bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới; tiếp tục đẩy mạnh thể chế hoá các chủ trương, đường lối về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng xây dựng hệ thống các quy định pháp luật nhằm tiếp tục phát huy, củng cố tổ chức bộ máy Bộ Công an đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chuyên sâu, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; tập trung hoàn thiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hậu cần - kỹ thuật nhằm ưu tiên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia…

Hội thảo cũng đã được lắng nghe nhiều tham luận có giá trị cao về cả về lý luận lẫn thực tiễn của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND như “Phát huy sức mạnh đối ngoại nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia” của TS Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Viện nghiên cứu quốc tế và đối ngoại nhân dân; “Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia” của TS Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc Hội; “Xây dựng thế trận lòng dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” của Trung tướng, PGS.TS Trần Vi Dân, Cục trưởng Cục Khoa học chiến lược và Lịch sử Công an; “Phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia: Nhận diện thách thức và đề xuất giải pháp” của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia” của TS Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ địa phương, Ban Nội chính Trung ương; “Phát huy sức mạnh tinh thần của lực lượng CAND bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia trong tình hình mới” của Trung tướng Nguyễn Ngọc Toản, Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an…

Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành phát biểu tại Hội thảo.
Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành phát biểu tại Hội thảo.

 

Phát biểu tổng kết tại Hội thảo, Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh: Bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đang đặt ra các yêu cầu, nhận thức về quản trị quốc gia, sức mạnh và tiềm lực của an ninh quốc gia. Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, sức mạnh của quốc gia được cấu thành từ nhiều thành tố, trong đó riêng về bảo vệ an ninh quốc gia bao hàm các thành tố tiềm lực gồm tính phòng ngừa cao, chủ động loại trừ các nguy cơ; phạm vi không gian không giới hạn; đấu tranh với rất nhiều kẻ thù, đối tượng; tác động từ nhiều yếu tố kinh tế; mở rộng cả trong không gian thực và không gian mạng… Trên cơ sở đánh giá về nội hàm về tiềm lực, cần hết sức chú ý đến những chỉ số đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế; từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về các mục tiêu, yêu cầu đặt ra đến năm 2030 đối với việc xây dựng tiềm lực an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng CAND. 

Đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài lực lượng CAND tại Hội thảo, Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành khẳng định, Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học để Bộ Công an kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý trong xây dựng tiềm lực an ninh quốc gia và tiếp tục kiện toàn, xây dựng lực lượng CAND trong việc thực hiện có hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự an toàn xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng Tổ quốc trong tình hình mới.

Trung tướng, PGS.TS Lê Văn Thắng điều hành thảo luận tại Hội thảo.
Trung tướng, PGS.TS Lê Văn Thắng điều hành thảo luận tại Hội thảo.

 

 

 

Xem thêm: 76243=DImetI?lmth.2-ob-auc-gnod-taoh-nit/na-gnoc-gnoul-cul-auc-gnod-taoh/neik-us-cut-nit/nv.vog.nagnocob

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia của Việt Nam trong tình hình hiện nay”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools