Đã hai tháng kể từ thời điểm Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi các thành viên đồng thuận mức lãi suất huy động tối đa 9,5%/năm, nhưng đến tận hôm nay nhiều người vẫn có thể gửi tiền với mức lãi suất từ 11,5 - 12%/năm nếu gửi từ vài trăm triệu đồng trở lên, với kỳ hạn trên sáu tháng.
Chuyện này cũng không có gì bí mật, vì nhiều nhân viên ngân hàng quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội để thu hút người gửi tiền.
Phía cơ quan quản lý cũng không phải không biết câu chuyện này. Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nhiều tỉnh thành đồng loạt triệu tập cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng trên địa bàn để yêu cầu ký "biên bản thỏa thuận mặt bằng lãi suất huy động".
Một trong những nội dung các ngân hàng phải cam kết là phải ổn định mặt bằng lãi suất, không được huy động vốn với lãi suất đột biến, lôi kéo khách hàng của ngân hàng bạn. Đồng thời, phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay.
Thế nhưng, có thực tế là ký thì ký nhưng các ngân hàng vẫn phải "nhìn nhau" để ấn định lãi suất huy động vì sợ vốn huy động chạy qua ngân hàng khác.
Lãi suất huy động cao, kéo theo lãi suất cho vay tăng chóng mặt, có trường hợp chỉ sau hơn nửa năm mà lãi suất cho vay đã tăng 40 - 60% so với lãi vay ban đầu khiến người vay khóc không thành tiếng.
Cuối năm 2022 có thông tin 16 ngân hàng cam kết giảm tiền lãi với số tiền 3.312 tỉ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, với mức lãi suất giảm từ 0,5 - 3%/năm làm nhiều người đi vay khấp khởi, thế nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy lãi suất giảm.
Một diễn biến đáng chú ý là dù rất đẩy mạnh huy động vốn, nhưng ở chiều ngược lại, các ngân hàng lại đang rất dè dặt khi cho vay ra vì e ngại rủi ro nợ xấu.
Theo vị lãnh đạo này, các ngân hàng còn dè dặt cho vay lắm khi phải xử lý mấy khoản vay cho khách hàng mua dự án hoặc trái phiếu đến hạn.
Tăng trưởng tín dụng năm 2023 dự báo chỉ đạt 13%, thấp hơn so với mức tăng 14,5% của năm 2022.
Là người trong cuộc, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại TP.HCM cho hay sau thời gian dài tìm cách đẩy mạnh huy động vốn thì hiện nay thanh khoản của các ngân hàng khá ổn và áp lực cho vay ra thời gian tới là có.
Các ngân hàng sẽ không hạ chuẩn cho vay trong bối cảnh rủi ro của nền kinh tế gia tăng. Để có thể bơm vốn cho khách hàng tốt thì không thể mãi duy trì mức lãi suất cho vay 15 - 16%/năm như hiện nay vì mức lãi suất này rất khó khuyến khích vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.
Do vậy, theo tổng giám đốc ngân hàng này, lãi suất hiện đã đạt đỉnh và trong điều kiện không có biến động gì mạnh, lãi suất sẽ phải hạ nhiệt trong vòng 1-2 tháng nữa. Tín hiệu có thể thấy là các ngân hàng sẽ triển khai các chương trình khuyến mãi cho vay sau thời gian dài tạm ngưng. Qua cơn mưa trời sẽ lại sáng.
Tất nhiên, câu chuyện giảm lãi suất cũng rất cần thêm tác động từ cơ quan quản lý để lãi suất cho vay hạ nhiệt nhanh hơn, chứ như hiện nay trong khi người dân chờ mòn mỏi mà lãi suất vẫn theo chiều hướng đi lên.
Đó là khẳng định của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tại buổi tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp” do báo Người Lao Động tổ chức chiều nay, 6-2, khi nói về lãi suất cho vay hiện nay.
Xem thêm: mth.9455337041203202-maig-taus-ial-oig-oab/nv.ertiout