Chúng rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Vậy, đâu là nguyên do của quầng thâm dưới mắt?
Quầng thâm dưới mắt xuất hiện do sự thay đổi sắc tố da.
Theo Trung tâm Mayo, mệt mỏi thường xuyên là nguyên do dẫn đến hiện tượng “mắt gấu trúc” này. Những lý giải khác bao gồm phản ứng tự vệ khi gặp phải dị nguyên, chàm viêm da, dụi mắt, tiếp xúc với ánh mặt trời, và sự lão hóa thuần túy.
Bác sĩ Liao Wanrong - một nhà y học cổ truyền Đài Loan (Trung Quốc) - chỉ ra rằng quầng thâm mắt có thể là dấu hiệu của việc mất ngủ, cũng có thể phản ánh một tình trạng sức khỏe nội tạng. Liao nêu ra bốn nguyên do gốc rễ dẫn đến mắt gấu trúc.
Tuần hoàn kém và phù nề
Một loại quầng thâm bắt nguồn từ sự phù nề và thiếu giảm máu nuôi tại vùng dưới mắt. Thường loại này phản ánh thói quen sinh hoạt của một người - ví dụ như việc không ngủ đủ giấc và thức khuya.
Stress dài hạn, lao lực, áp lực cao, tâm lý bất ổn, khóc kéo dài, và việc dành quá nhiều thời gian trên điện thoại hoặc thiết bị điện tử có thể là thủ phạm.
Liao giải thích, “Những yếu tố này ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu và hạch bạch huyết. Sự thiếu hụt tuần hoàn dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và sưng nề. Hàng mi mỏng bên dưới trở nên phù màu xanh lá - đen.” Hiện tượng này cũng cho thấy nguồn năng lượng Qi yếu giảm tại gan.
Trong y học cổ truyền, Qi, máu và dịch cơ thể là những yếu tố cấu thành quan trọng cho sự sống. Chúng bắt nguồn từ những cơ quan nội tạng và chảy đều đặn khắp cơ thể.
Đảm bảo những yếu tố cấu thành vừa vặn và lưu chuyển tốt là cần thiết cho sức khỏe lành mạnh. Bệnh tật bị gây nên do ảnh hưởng trên hoặc thiếu hụt các yếu tố này.
Bệnh xoang
Quầng thâm mắt do bệnh xoang gây nên bởi tuần hoàn Qi phổi kém. Những hiện tượng như dị ứng xoang mũi, viêm mũi kéo dài, lệch vách mũi và lỗ thông xoang là sự phản ánh tắt nghẽn năng lượng Qi tại phổi.
Tĩnh mạch mi mắt dưới khi bị giãn sẽ lưu thông máu đến tim thông qua vùng khoang mũi. Khi một bệnh nhân mắc bệnh xoang lâu năm, lớp niêm mạc của vùng này do đó bị phù khi nhận lượng máu tới nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự trào ngược máu tĩnh mạch, nghĩa là dòng chảy của máu bị ngược do tổn thương lớp van một chiều.
Suy tĩnh mạch mạn tính xảy ra khi tĩnh mạch thất bại trong việc lưu thông máu về tim. Quầng thâm mắt ở trường hợp này là kết quả của tắc nghẽn mạch máu. Liao nói rằng trẻ em với quầng thâm dưới mắt thường do bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Bệnh dị ứng mạn tính
Bệnh nhân với nhiều tình trạng dị ứng có thể trải nghiệm cái gọi là sự ngưng trệ tuần hoàn máu (tuần hoàn giảm chậm do một gián đoạn năng lượng Qi của tim). Triệu chứng bao gồm viêm kết mạc mắt mạn tính, viêm mắt dị ứng, bệnh dị ứng nói chung, và chàm da.
Vùng mắt dễ bị kích ứng do dị nguyên. Chà xát hoặc gãi có thể khiến lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì da) dầy lên và khiến mạch máu nuôi của hàng mi mắt dưới trở nên viêm sưng, và vỡ ra.
Ngoài ra, sự thay đổi sắc tố mạn tính - qua một thời gian dài - có thể khiến quầng thâm xuất hiện.
Lão hóa thuần túy và những tình trạng bệnh lý nội tạng
Khi cơ thể ta lão hóa, lớp da - đặc biệt ở vùng mi mắt - mất đi sự dẻo dai linh hoạt của nó. Lớp da mỏng không còn tích trữ mô mỡ nữa vào dễ trở nên nhũn và biến màu.
Liao lý giải: “Đa số thắc mắc liệu quầng thâm có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Sự xuất hiện của vòng sẫm màu quanh mắt thường do nguyên nhân lão hóa hơn.
Tuy là quầng thâm có thể do những bệnh lý gây ra - như xơ gan, suy thận, thiếu máu bất sản và suy tuyến giáp. Thường, chúng ta sẽ thấy những triệu chứng bệnh nặng đi kèm, chứ không chỉ có quầng thâm. Dân chúng không cần phải quá suy tư về nó”.
Tìm thấy em bé sơ sinh còn nguyên dây rốn dính với người mẹ, cậu bé Syria được lực lượng cứu hộ cho uống nước bằng nắp chai... là những khoảnh khắc cảm động được ghi lại trong thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Xem thêm: mth.51740109041203202-curt-uag-tam-pac-ned-nad-nahn-neyugn-nob/nv.ertiout