vĐồng tin tức tài chính 365

Cồn bãi sông Mekong - Kỳ 1: Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm

2023-02-15 14:17
Cồn bãi sông Mekong - Kỳ 1: Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm - Ảnh 1.

Ông Hai Bé, ông Ba Hưng, những người cố cựu từng gắn bó với cồn Cá Lóc lúc cồn này mới nổi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nằm gần bên thành phố Vĩnh Long, cồn Cá Lóc từng khiến người ta phát sốt lên khi khoảng năm 2019 bỗng dưng... lặn mất. Lúc mọi người nhốn nháo đi tìm thì nó lại... nổi lên. Chiếc cồn chỉ mới hết cảnh "ba chìm bảy nổi" trong thời gian gần đây khi có quyết tâm giữ cồn của những người "liều cùng mình".

Dòng sông đất nổi

Một lãnh đạo huyện Mang Thít (Vĩnh Long) kể có thời gian ông liên tục nhận tin báo từ người dân đến giới truyền thông về sự kiện một chiếc cồn bỗng dưng... biến mất. "Ban đầu tôi bán tín bán nghi, cử cán bộ kiểm tra thì được báo lại một phần bãi cồn này lúc thì nổi lên, khi thì lặn xuống, theo thủy triều. Nó lặn ngụp như... cá lóc. Đúng như tên cồn", vị lãnh đạo này nói.

Anh Bửu Long, người dân sống gần đó, khi nghe tin cồn Cá Lóc lặn mất, đã xách flycam bay ở khu vực sông, rồi đối chiếu hình ảnh với Google map. "Tôi giật mình. Bản đồ vệ tinh thì cồn vẫn còn đó. Nhưng thực tế nó mất biệt khi nào". Chuyện cái cù lao rộng hàng trăm công đất trồi lên, ngụp xuống đã từng là đề tài bàn tán không chỉ bên bàn cà phê, mà còn là câu chuyện của cả cơ quan quản lý cho đến... cán bộ ngân hàng. Người ta lo khi cồn "lặn mất" thì giấy tờ đất đai tính sao? Nếu chủ đất cầm sổ đỏ cho ngân hàng, khi cồn không còn thì lấy gì để ngân hàng nắm?

Dòng Mekong chảy qua thành phố Vĩnh Long, đến cù lao An Bình chia làm hai nhánh. Tả ngạn chảy về hướng Cái Bè, qua Mỹ Tho, Bến Tre được gọi là sông Hàm Luông; hữu ngạn chảy qua Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh rồi đổ ra biển là sông Cổ Chiên.

Dọc Mekong cũng có những cù lao biến mất, xóa trắng dấu tích, nhưng cù lao "ba chìm bảy nổi" như cồn Cá Lóc thì chẳng mấy khi. Cồn này nằm phía hữu ngạn sông Cổ Chiên, cách cầu Mỹ Thuận trên dưới 10 cây số. Thực ra, tên "cồn Cá Lóc" là quen gọi của dân địa phương vì gần địa danh "Cá Lóc" nên dân tình quen miệng. 

Một lãnh đạo UBND xã Mỹ An, huyện Mang Thít nói đây là phần đất thuộc bãi cạn An Hương 1. Ngày trước, địa phương chủ trương cải tạo bờ bãi, cấp đất hộ nghèo. Đến nay vẫn còn một vài hộ ở lại đây, có diện tích mặt nước cho thuê nuôi cá, có thể làm du lịch...

Từ trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Long, xuôi tỉnh lộ 902 về hướng làng gốm đến chiếc cầu có tên Cá Lóc, cũng tới nơi gọi là cồn Cá Lóc. Cồn là dải đất nằm cách biệt với phần đất liền bởi một con khém (đường nước nhỏ). Ông Hai Bé (Nguyễn Văn Bé, 70 tuổi), thợ lặn kỳ cựu, gắn liền cuộc đời với sông Cổ Chiên và chiếc cồn vừa được hình thành chưa quá một phần đời người.

Ông Bé nói ngày trước, dòng Cổ Chiên chưa rộng lớn như bây giờ. Dân quanh đây phần nhiều làm lò gạch. Đêm đêm vẫn nghe tiếng cười nói của cư dân bên cồn Phú Đa (tả ngạn sông Cổ Chiên, huyện Chợ Lách, Bến Tre). "Hồi đó, bên đây lò gạch có thể đẩy xuồng vài cái là qua bên kia cồn", ông Ba Hưng (Huỳnh Viễn Hưng, 60 tuổi) nói khúc sông này nhộn nhịp là bởi ghe thương hồ từ các nơi tìm đến mua gốm.

Cồn bãi sông Mekong - Kỳ 1: Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm - Ảnh 2.

Cồn Cá Lóc đã được tôn tạo từ bãi cát nổi lên giữa sông Cổ Chiên - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Cuộc sống mới khó khăn

Là người rành rẽ khúc sông này, thợ lặn Hai Bé nói những năm 90 thế kỷ trước, nhiều tàu buôn do không thạo luồng lạch mà đâm vào các cồn cát hình thành dưới đáy sông. "Cứ nghe tiếng kêu ỏm tỏi dưới sông là tui biết "có công chuyện" tới rồi", ông nói thế nào cũng có người đến gõ cửa tìm ông, nhờ lặn cứu người, vớt tài sản.

Đó cũng là khoảng thời gian phía hữu ngạn dòng Cổ Chiên, đoạn đối diện cồn Phú Đa, một dải cát dài bắt đầu trồi lên mặt nước. "Nó nổi nhanh lắm, không bao lâu là có cây cối mọc lên. Ban đầu, chẳng ai nghĩ chuyện ra đây sinh sống", ông Hai Bé kể lại.

Những người cố cựu ở gần khu vực cồn Cá Lóc hay nhắc đến ông Huỳnh Hữu Đức, nguyên lãnh đạo huyện Mang Thít, khi ông quyết định cho tôn tạo cồn cát mới nổi thành dải đất có thể sinh sống, canh tác. "Hồi đó, chúng tôi chỉ thi công bằng tay, chứ không dùng cơ giới. Cứ dùng len, dùng xẻng làm ngày làm đêm, lấy đất be bờ", ông Hai Bé nói. Cứ vậy, cho đến đầu những năm 2000, vùng đất mới rộng vài trăm công hình thành trên sông Cổ Chiên.

Có đất mới, chính quyền địa phương cấp cho dân nghèo, những người tứ cố vô thân, từ nơi khác đến sinh sống, những người không nhà cửa. Mỗi gia đình được cấp 1.500m2 cùng 800.000 đồng "dằn túi" để trang trải cuộc sống mới.

Nghe Nhà nước cấp đất, dân từ vùng Vũng Liêm, Trà Vinh... làm thuê cho các lò gốm đã đăng ký để được cấp đất. Họ đã lên liếp trồng cây, đào ao thả cá... Thế nhưng, chỉ được thời gian, nhiều người mới đến đã bỏ đi, sang nhượng lại đất. Lý do cồn đất mới chưa thuần thục, cuộc sống lại thiếu tiện nghi và cũng không phải là quê hương, nên họ chẳng nặng lòng gắn bó.

Khi những người được cấp đất ở cồn Cá Lóc rời đi, dân địa phương vốn không là thành phần khó khăn, đã mua lại những phần đất do dân nhập cư để lại. Ông Hai Bé kể cũng mua lại được một phần đất ở cồn để lập vườn, tạo dựng cuộc sống...

Những người chủ "mới mà cũ" của cồn lại bắt đầu khai hoang lần hai. Nhiều loại cây trồng đã không trụ được trên vùng đất mới. Họ phải nhiều phen trồng cây, rồi lại bỏ, lại trồng... Cồn bãi mới nổi lại rất "kén" người ở. Những người trụ lại phần lớn là dân cố cựu, hiểu tánh nết vùng đất này. Nhiều người đào thêm ao nuôi cá. Thời gian sau, cồn đã có màu xanh.

Thế nhưng, chuyện cũng chưa yên cho cư dân cồn. Chừng mười năm trước, từ chỗ bồi lấp, cồn Cá Lóc đã "quay đầu" sạt lở liên tục. Nhiều tài sản cư dân trên cồn bị trôi sông. Tình thế lại buộc dân cồn đối diện cuộc di cư lần hai. Cồn lại tiễn một số chủ trở lại đất liền. Kể từ đó, mỗi năm cồn lại nhỏ thêm một ít, cho đến khi rơi vào cảnh "bảy nổi ba chìm" từ 5 năm trước.

Khi câu chuyện "còn còn, mất mất" của cồn Cá Lóc đang là nỗi bận tâm của nhiều người, thì anh Bửu Long lại báo tin vui: "Cồn đã nổi lên như cũ rồi". Không ảnh mới nhất cho thấy chiếc cồn hình chữ nhật nằm xuôi theo dòng Cổ Chiên đã nổi rõ hình hài.

Gặp lại ông Hai Bé, ông Ba Hưng trên mảnh đất "mới mà cũ", những người cố cựu nói chiếc cồn có lại như nay là nhờ công "tôn tạo lần hai" của một người trẻ mới đến. Anh chàng kín danh phận kể dự định về một cù lao xanh. Rồi anh lại thở dài: "Giữ được cồn mới là chuyện khó".

Tiếng động cơ tàu bè qua lại và tiếng những thớ đất sụt ào xuống dòng Cổ Chiên cứ như ngắt nhéo từng thớ cồn. Mới hiểu, giữ cồn vẫn là cuộc chiến gian nan.

Sông Cổ Chiên bắt nguồn từ đoạn rẽ sông Mekong tại Vĩnh Long, lại tiếp tục xuôi về hướng đông trên 80 cây số để ra biển và mang phù sa về bồi đắp nên hàng chục cù lao lớn nhỏ. Có những cù lao rộng bằng cả xã, như cù lao An Bình. Có những cù lao nhỏ đến mức phải mất nhiều công sức để tìm đến. Nhưng cũng có những bãi đất vừa mới nổi lên, hứa hẹn hình thành vùng đất mới cho những sự sống sinh sôi...

**************

Ngoài cái tên "cồn Cá Hô", chắc cũng đã hai, ba thế hệ rồi, dân ở đây đi đâu người ta cũng hỏi về loài cá vua trên sông Mekong, nhưng người biết về nó càng ít dần...

>> Kỳ tới: Cá vua không bơi về côn

Qua cồn Sơn coi cá lóc… nhảy múaQua cồn Sơn coi cá lóc… nhảy múa

TTO - Đó là bầy cá lóc khoảng 20.000 con của anh Lê Trung Tín (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).

Xem thêm: mth.26435820151203202-mihc-ab-ion-yab-col-ac-oal-uc-1-yk-gnokem-gnos-iab-noc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cồn bãi sông Mekong - Kỳ 1: Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools