Chuyên viên pháp chế là một trong các công việc được cho là hấp dẫn hiện nay với cơ hội làm việc khá mở rộng cùng khoản thu nhập nằm trong mức khá cao, thu hút đông đảo các bạn trẻ, người lao động. Để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này, hãy cùng CareerBuilder khám phá những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
3. Học gì để làm việc ở vị trí chuyên viên pháp chế?
Để có thể trở thành một chuyên viên pháp chế, bạn cần tốt nghiệp đại học từ các chuyên ngành Luật. Bên cạnh đó, cần học tập, rèn luyện kỹ năng đàm phán, giao tiếp tốt, tự tin và linh hoạt. Đồng thời rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống tốt.
4. Những kỹ năng cần có đối với một chuyên viên pháp chế
Đối với vị trí công việc chuyên viên pháp chế, bạn cần đảm bảo những kỹ năng cơ bản sau nếu muốn thành công trong công việc.
4.1 Trung thực, cẩn trọng trong quá trình làm việc
Là người nắm bắt, chịu trách nhiệm về các thông tin quan trọng của doanh nghiệp, chuyên viên pháp chế cần có đức tính trung thực và cẩn trọng để đảm bảo việc bảo mật phần thông tin đó trước các tổ chức, cá nhân bên ngoài được thực hiện tốt nhất.
4.2 Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và thiết lập các mối quan hệ
Có thể nói, đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên viên pháp chế. Bởi ngoài ban lãnh đạo của công ty, họ còn cần phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác như các cơ quan quản lý, đối tác, thậm chí là phóng viên, báo chí và công chúng. Các chuyên viên pháp chế cần có kỹ năng thuyết trình, đàm phán, thiết lập mối quan hệ để có thể ứng phó, xử lý các trường hợp trên một cách tốt nhất.
Thuyết trình, đàm phán và thiết lập các mối quan hệ là những kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với chuyên viên pháp lý - Ảnh: Internet
4.2 Khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm
Tại những công ty có quy mô nhỏ, thông thường chuyên viên pháp lý sẽ phải làm việc một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm thực hiện mọi công việc liên quan. Song, trong các công ty có quy mô lớn, bộ phận pháp lý sẽ gồm nhiều nhân viên, mỗi người sẽ đảm nhiệm chuyên sâu một mảng nào đó rồi cuối cùng kết hợp lại với nhau để đảm bảo tốt hiệu quả công việc.
Chính vì vậy mà kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm là điều bắt buộc phải có đối với chuyên viên pháp chế.
5. Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi các ứng viên phải đạt trình độ chuyên môn pháp lý cao về lĩnh vực mà doanh nghiệp, công ty đang hoạt động. Do đó, ngoài các yêu cầu về học vấn, kỹ năng nêu trên, khi muốn ứng tuyển vị trí này, bạn cần đảm bảo thêm những yêu cầu sau:
- Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí chuyên viên tư vấn pháp luật, tài chính cho các doanh nghiệp.
- Khả năng phân tích, đánh giá thông tin nhanh nhạy.
- Có khả năng thích ứng nhanh cũng như chịu được áp lực công việc cao.
- Tin học văn phòng thành thạo.
- Luyện giọng nói dứt khoát, rõ ràng, có sức thuyết phục.
- Năng động, hoạt bát, trung thực, cẩn trọng và nhiệt tình trong công việc.
6. Mức lương của chuyên viên pháp chế
Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế hiện nay được đánh giá là khá cao. Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp, công ty sẵn sàng đầu tư vào vị trí này với mức lương khá hấp dẫn, dao động từ 13 - 15 triệu đồng/tháng đối với người mới vào nghề và từ 20 - 30 triệu đồng/tháng đối với người đã có kinh nghiệm.
Ngoài ra, mức lương của chuyên viên pháp chế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô hoạt động, khối lượng công việc cần đảm nhận, chính sách,... của công ty mà bạn ứng tuyển.
Mức lương của chuyên viên pháp lý khá cao và hấp dẫn - Ảnh: Internet
Nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm chuyên viên pháp chế tại những công ty uy tín với mức lương tốt, hãy nhanh tay truy cập Careerbuilder.vn. Vô vàn cơ hội hấp dẫn đang đón chờ bạn!
Như vậy, qua bài viết trên, CareerBuilder đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến vị trí chuyên viên pháp chế. Nếu bạn yêu thích và có mong muốn theo đuổi công việc này, hãy cố gắng rèn luyện kiến thức chuyên môn, tích lũy những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần có nêu trên để sớm đạt được mục tiêu nhé!
Câu chuyện tướng số trong sự nghiệp hóa ra không phải chuyện mê tín. Chính các nhà khoa học cũng tìm ra một số biểu hiện trên khuôn mặt cho thấy khả năng làm lãnh đạo của một người. Liệu bạn có các dấu hiệu tiềm ẩn đó không?