vĐồng tin tức tài chính 365

Bảo vệ người tiêu dùng nhưng không tạo 'gánh nặng' tuân thủ pháp luật

2023-02-16 09:10

Sáng 15.2, tiếp tục phiên họp 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn của luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp tháng 5.2023.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, tới nay chỉ còn 2 vấn đề còn ý kiến khác nhau là khái niệm người tiêu dùng và việc áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về khái niệm người tiêu dùng, Chính phủ đề nghị bỏ "tổ chức" khỏi khái niệm người tiêu dùng như luật hiện hành, chỉ để "cá nhân" vì cho rằng trong suốt 10 năm thực hiện luật Bảo vệ người tiêu dùng, số lượng các tổ chức có khiếu nại, khiếu kiện liên quan tới quyền lợi người tiêu dùng rất ít. Cạnh đó, người tiêu dùng là tổ chức có nhiều điều kiện tốt hơn so với người tiêu dùng là cá nhân khi thực hiện giao dịch mua, bán và giải quyết tranh chấp. Cũng theo lý giải của Chính phủ thì pháp luật nhiều nước chỉ quy định người tiêu dùng là cá nhân.

Tuy nhiên, theo ông Huy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị phương án giữ nguyên như luật hiện hành, tức người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Nêu ý kiến, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, việc loại bỏ "tổ chức" khỏi khái niệm người tiêu dùng trong dự luật là không hợp lý.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật tại Việt Nam để có quy định phù hợp, đồng thời phải "đánh giá kỹ" hơn căn cứ lựa chọn phương án để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng. Chủ tịch Quốc hội cho biết, ông thiên về phương án giữ như luật hiện hành, theo đó người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên phương án này khác với phương án Chính phủ trình, do đó cần phải có ý kiến của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, tới lần cho ý kiến thứ 2 vào dự án luật, các cơ quan thường tập trung vào các vấn đề còn ý kiến khác nhau nhưng lại ít bám vào các vấn đề nguyên tắc, quan điểm, mục tiêu, hay sự đáp ứng yêu cầu, chính sách đặt ra khi xây dựng luật. "Đôi khi cách xin ý kiến làm loạn vấn đề lớn của dự án luật, vì nêu những vấn đề không căn cơ", Chủ tịch Quốc hội nói và nhấn mạnh trách nhiệm bình đẳng giữa các đối tượng điều chỉnh của luật. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị rà soát lại các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng để đảm bảo không tạo gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật không cần thiết cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cũng trong chiều 15.2, sau khi cho ý kiến về luật Giao dịch điện tử sửa đổi; dự thảo Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp 20 sau 3 ngày làm việc.

Xem thêm: mth.329858500612032581-taul-pahp-uht-naut-gnan-hnag-oat-gnohk-gnuhn-gnud-ueit-iougn-ev-oab/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bảo vệ người tiêu dùng nhưng không tạo 'gánh nặng' tuân thủ pháp luật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools