vĐồng tin tức tài chính 365

Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở th

2023-02-16 12:28
Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở thung lũng Silicon - Ảnh 1.

Sau màn ra mắt chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT của OpenAI và gần đây nhất là Bard của Google, người dùng hình thành 2 luồng suy nghĩ. Thứ nhất là cảm giác “ồ, công nghệ chắc chắn có thể thay đổi mọi thứ” và thứ hai là nhận thức rằng con người sẽ phải đặt nhiều niềm tin hơn vào AI cũng như các công ty đứng đằng sau nó. Khi AI đưa ra câu trả lời chứ không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin, người dùng cần tin tưởng nó sâu sắc. Thế hệ công cụ tìm kiếm dựa trên trò chuyện mới được mô tả là có thể trả lời như người thật, đồng thời cung cấp liên kết đến các trang web có liên quan. Tuy nhiên, để công cụ trên được coi là thực sự hữu ích, con người phải tin tưởng nó trước đã.

Điều này cũng đúng với các công cụ AI giúp tạo văn bản, bảng tính, ngôn ngữ lập trình, hình ảnh hay bất kỳ thứ gì khác. Cả Microsoft và Google đều cam kết sẽ tích hợp AI vào các dịch vụ hiện có, bao gồm Microsoft 365 và Google Workspace. Công nghệ này dựa trên thế hệ AI sáng tạo mới, có khả năng tạo nội dung bằng lời nói và hình ảnh chứ không đơn thuần chỉ xử lý nội dung. Có được sự tin tưởng của người dùng đồng nghĩa với việc các tập đoàn công nghệ đứng đằng sau chẳng khác nào “hổ mọc thêm cánh”.

Trước đó, trong một bài đăng trên blog đề cập đến tác động của AI đối với các nhà quảng cáo, Rob Wilk, trưởng bộ phận Quảng cáo của Microsoft, cho biết trí tuệ nhân tạo có thể mang lại “các cơ hội thông minh hơn và khả thi hơn” cho công cụ tìm kiếm.

Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở thung lũng Silicon - Ảnh 2.

“Với những trải nghiệm được cá nhân hóa, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp kết quả phù hợp hơn đến người dùng, với mục tiêu sau cùng là cải thiện ROI cho các nhà quảng cáo”, Wilk cho biết trong một bài đăng trên blog.

AI sáng tạo sẽ đưa công nghệ thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống và công việc của con người. Nó không chỉ trả lời các câu hỏi mà còn hỗ trợ chúng ta viết diễn văn, sáng tác thơ và tác phẩm nghệ thuật. Phát triển và vận hành công nghệ AI cần rất nhiều nguồn lực, vậy nên, kiểm soát được chúng phải là những công ty công nghệ lớn và giàu có.

Tuy nhiên OpenAI, công ty phát triển chatbot ChatGPT, dường như là ngoại lệ. Đây chỉ là công ty tương đối nhỏ và thành lập chưa lâu (2015) song đã có thể tạo ra cơn sốt toàn cầu với chatbot AI mới. Tuy nhiên, công ty này đã nhanh chóng “ngã vào vòng tay” của Microsoft, một phần vì cần đến sức mạnh của tập đoàn để vận hành hệ thống.

Theo WSJ, niềm tin vào AI chính là “chiến hào” nơi các công ty công nghệ lớn cố gắng bảo vệ. Nếu đánh mất lòng tin của người dùng, sản phẩm của họ sẽ sớm bị tẩy chay.

Ví dụ điển hình là Galactica, chatbot được Meta thiết kế nhằm phục vụ các nghiên cứu khoa học, có thể viết báo, giải toán và viết code. Tuy nhiên, giống như tất cả các mô hình ngôn ngữ khác vào thời điểm đó, Galactica chỉ là con bot không thể phân biệt sự thật hay hư cấu. Trong vòng vài giờ, các nhà khoa học đã chia sẻ kết quả sai lệch và thông tin không chính xác của nó trên mạng xã hội.

“Cảm xúc tôi lẫn lộn trước nỗ lực mới này. Trong buổi giới thiệu demo, chúng trông thật tuyệt vời, kỳ diệu và thông minh. Tuy nhiên, mọi người dường như không hiểu rõ về nguyên tắc, rằng những thứ như vậy không thể hoạt động theo cách mà chúng ta thổi phồng”, Chirag Shah tại Đại học Washington, chuyên gia nghiên cứu về công nghệ tìm kiếm, cho biết.

Kết quả, thay vì tạo ra cú hích lớn như Meta kỳ vọng, Galactica “chết yểu” chỉ sau 3 ngày nhận chỉ trích dữ dội. Sai lầm của Meta một lần nữa cho thấy điểm mù của Big Tech trong lĩnh vực mô hình ngôn ngữ lớn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sai sót của công nghệ này, bao gồm cả xu hướng tái tạo định kiến và “nói có thành không”.

Chính vì vậy, việc chứng minh được độ tin cậy của AI sẽ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các gã khổng lồ công nghệ. Đây cũng chính là màn đánh cược của Google - công ty vừa cam kết đạt được mục tiêu phát triển “AI có trách nhiệm”.

Để biết vì sao sự tin tưởng lại quan trọng đến vậy, bạn có thể truy cập You.com hoặc Andisearch.com để kiểm chứng. Nếu bạn hỏi You.com “Vui lòng liệt kê các công cụ tìm kiếm dựa trên AI tốt nhất”, nó có thể cho bạn một câu trả lời mạch lạc và ngắn gọn thông qua chatbot, song tùy thuộc vào những thay đổi nhỏ trong cách diễn đạt, You.com sẽ thêm những thứ rất vô nghĩa vào câu trả lời.

Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở thung lũng Silicon - Ảnh 3.

Theo WSJ, việc xây dựng công nghệ AI đáng tin cậy đòi hỏi nguồn lực khổng lồ mà chỉ có những tập đoàn công nghệ có quy mô như Microsoft và Google mới đáp ứng được. Tinglong Dai, giáo sư chuyên ngành quản lý hoạt động tại Đại học Johns Hopkins, người nghiên cứu về tương tác giữa con người và AI, cho biết có 2 lý do cho điều này.

Thứ nhất, cần hàng chục nghìn máy tính trong cơ sở hạ tầng đám mây để huấn luyện và vận hành hệ thống AI. Thứ hai, AI sáng tạo đòi hỏi nguồn nhân lực khổng lồ liên tục thử nghiệm và điều chỉnh mô hình ngôn ngữ, làm sao để chúng không cung cấp những câu trả lời quá vô nghĩa hoặc mang hàm ý xúc phạm.

Được biết mới đây, Google đã kêu gọi nhân viên thử nghiệm nghiệm Bard, công cụ tìm kiếm dựa trên chatbot mới của hãng. Chưa rõ chi tiết khả năng của Bard là gì, song dường như chatbot này cũng có thể nói chuyện và giao tiếp tương tự ChatGPT. Một ảnh chụp màn hình cho thấy người dùng có thể hỏi Bard các câu hỏi như cách cho trẻ em tắm hoặc loại thực phẩm nào nên ăn vào bữa trưa.

Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở thung lũng Silicon - Ảnh 4.

“Bard sẽ là chỉ dấu cho sự sáng tạo, là bệ đỡ cho ham muốn hiểu biết. Nó giúp bạn giải thích cho một đứa trẻ 9 tuổi các khám phá mới của kính Thiên Văn James Webb và sau đó tự rèn luyện kỹ năng của riêng chúng”, CEO Google, ông Sundar Pichai nói.

Theo các chuyên gia, công ty công nghệ lớn có thể khắc phục các vấn đề phát sinh từ AI - chẳng hạn như câu trả lời gây hiểu nhầm của Bing bằng cách thử nghiệm hệ thống này trên quy mô lớn.

Những người có ảnh hưởng trong ngành quảng cáo đang coi AI như một giải pháp giúp gia tăng hiệu quả các chiến dịch trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Phía agency cũng kỳ vọng sự phát triển của công nghệ có thể giúp họ loại bỏ một số quy trình rườm rà không mang lại nhiều giá trị.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng sự đột phá của AI có thể làm lung lay vị thế “vua tìm kiếm” của Google.

“Câu hỏi lớn nhất là liệu Google có tiếp tục dẫn đầu mảng tìm kiếm hay không khi biến AI trở thành trọng tâm phát triển mới. Lần đầu tiên sau 15 năm, Google phải đối mặt với một thách thức thực sự. Đây cũng là lần đầu tiên họ chậm một bước so với nhịp phát triển chung của thị trường”, Matt Naeger, Giám đốc chiến lược và tiếp thị tại Merkle, cho biết.

Có ý kiến cũng cho rằng việc vội vàng thông báo cho người dùng về một sản phẩm chưa ra mắt rộng rãi như Bard là dấu hiệu cho thấy tình trạng khẩn cấp ở mức “báo động đỏ” tại Google. Rõ ràng công ty này vẫn chưa có kế hoạch cụ thể ra mắt Bard trong tương lai gần, song sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi của ChatGPT đã buộc Google phải thay đổi cách tiếp cận.

“Những công ty khổng lồ ở Thung lũng Silicon như Google và Meta đang lo ngại về sự phát triển của ChatGPT. 80% doanh thu Alphabet trong năm 2021 đến từ quảng cáo Google và khi mức độ phổ biến của ChatGPT tăng theo cấp số nhân, nó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận”, Manish Sinha, CMO của nhà sản xuất cáp quang STL, cho biết.

Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở thung lũng Silicon - Ảnh 5.

Dẫu vậy, với vị thế hiện tại, khả năng Google bị đánh bại được cho là tương đối nhỏ. Hơn nữa, nếu thành công với Bard, gã khổng lồ này sẽ càng có thêm nhiều sức mạnh cạnh tranh trong cuộc đua AI.

Được biết, Microsoft và OpenAI đã cam kết tuân thủ các nguyên tắc AI chống lại các vấn đề như “tin giả, an toàn dữ liệu và ngăn chặn việc quảng bá nội dung độc hại hoặc phân biệt chủng tộc”. Google cũng duy trì các cam kết tương tự và đã xuất bản bộ nguyên tắc AI của riêng mình vào năm 2018.

“Tôi dự đoán AI sẽ phát triển và một ngày nào đó trở thành một thế lực đáng gờm. Các thương hiệu không cần quá thận trọng với sự phát triển bùng nổ của AI trong công cụ tìm kiếm, tuy nhiên, hãy thực tế với những kỳ vọng bởi hiện tại, nó vẫn còn khá nhiều hạn chế”, James Brooks, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập GlassView, cho biết.

Bằng chứng là vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh ChatGPT, rằng phải mất bao lâu, công nghệ này mới có thể hoạt động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Chính CEO Sam Altman của Open AI cũng thừa nhận hạn chế của công nghệ này.

“ChatGPT vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng lại khiến mọi người cho rằng nó hoàn hảo. Chúng ta không nên phụ thuộc vào chatbot này đối với những vấn đề quan trọng”, ông chia sẻ. Do vậy, giáo viên cho rằng các học sinh không nên lạm dụng ChatGPT mà cần quan tâm đến nguồn gốc thông tin và trích dẫn tài liệu trong các văn bản khoa học.

Theo: WSJ, Bloomberg

Xem thêm: nhc.42893829061203202-nocilis-gnul-gnuht-o-hnac-meht-com-oh-uhn-es-gnoc-hnaht-uen-meik-mit-auv-eht-iv-oc-gnuc-oc-ioht-ia-tos-noc-gnort-tfosorcim-elgoog/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Google, Microsoft trong cơn sốt AI: Thời cơ củng cố vị thế ‘vua tìm kiếm’, nếu thành công sẽ như ‘hổ mọc thêm cánh’ ở th”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools