vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Nội, Tp.HCM đề xuất cơ chế gỡ vướng cho dự án bất động sản chậm tiến độ

2023-02-17 16:44

Hà Nội sẽ thu hồi 2.600ha đất dự án

Tại hội nghị bất động sản sáng 17/2 do Thủ tướng chủ trì, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, từ đầu năm đến hết quý III/2022, giao dịch bất động sản trên thị trường bất động sản Hà Nội trầm lắng hơn cuối năm 2021, lượng sản phẩm được chào bán trên thị trường tập trung chủ yếu vào các dự án đầu tư ở các quận, huyện vùng ven do ưu thế về quỹ đất.

Phân khúc căn hộ chung cư trung và cao cấp chiếm số đa số nhưng giá rất cao, lượng, giao dịch thấp, ước chỉ đạt khoảng 10% lượng sản phẩm chào bán ra thị trường, còn căn hộ thu nhập thấp, nhà ở xã hội thấp.

Cụ thể, đối với năm 2022 giảm 25% số lượng căn hộ đưa ra thị trường và tổng diện tích sàn giảm 55% so với năm 2021. Trên cơ sở này, năm 2023, Hà Nội quyết tâm phải rà soát, đánh giá 750 dự án để thu hồi. "Chúng tôi dự kiến là sẽ phải dừng 4 dự án và thu hồi trên 2.600ha và chấm dứt hoạt động đối với khoảng 60 dự án chưa xác định đất", ông Tuấn nói. 

Bất động sản - Hà Nội, Tp.HCM đề xuất cơ chế gỡ vướng cho dự án bất động sản chậm tiến độ

Phó Chủ tịch Tp.Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu từ đầu cầu Hà Nội (Ảnh VGP).

Hà Nội cũng có đặc điểm là khi mở rộng địa giới hành chính, tiếp nhận các dự án của các tỉnh thành, bổ sung các nguồn lực này vào cho đấu thầu, đấu giá, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, xác định 300ha phân bố Đông - Tây - Nam - Bắc đối với Thành phố và đặc biệt là trên cơ sở pháp lý này đẩy mạnh về đấu thầu, đấu giá.

"Xác định các nguyên nhân như Thủ tướng chỉ đạo, tôi rất tán thành ý kiến của một số chuyên gia hàng đầu đã phân tích. Trong góc độ Hà Nội, chúng tôi thấy một yếu tố pháp lý cũng rất khó khăn, cụ thể, đến giờ phút này, khả năng phát triển các dự án mới khó khăn vì vướng cơ chế đầu tư, đặc biệt mô hình đầu tư, chỉ có hình thức là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay đấu giá quyền sử dụng đất để phát triển các dự án nhà ở thương mại là khu đô thị mới", ông Tuấn bày tỏ.

Ông Tuấn cho biết, xảy ra tình trạng đấu thầu, đấu giá trên chính mảnh đất có chủ quản lý sử dụng đất và thời gian thuế đất vẫn còn, đây là điểm nghẽn.

Vì vậy, lãnh đạo Hà Nội kiến nghị xây dựng một nghị định của Chính phủ để xâu chuỗi lại Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở "để sao cho phân định rõ đấu thầu theo cơ chế, đấu giá theo cơ chế và chỉ định thì theo cơ chế để thúc đẩy ngay, chứ hiện nay rất nhiều dự án dở dang như nhiều đại biểu đã nói".

Về vấn đề triển khai nhà ở xã hội, theo ông Tuấn, mặc dù Thủ tướng chỉ đạo rất mạnh mẽ, có đề án 1 triệu căn hộ, tuy nhiên, khả năng phân bố khu vực nhà ở xã hội chủ yếu là 20% trong các khu nhà ở, khu đô thị mới đã hình thành, còn các khu mới phải đấu thầu, đấu giá thì cần thời gian.

Hiện nay đang thiếu các cơ chế chính sách cho phân khúc nhà ở cấp trung. Hà Nội dự kiến sẽ tiến hành đấu thầu 5 khu nhà ở tập trung song cơ chế chính sách về việc này chưa có. Vì vậy, Phó Chủ tịch Hà Nội mong muốn có một nghị định linh hoạt của Chính phủ để xử lý vấn đề này. 

Tp.HCM còn 116 dự án vướng mắc

Nói về thị trường bất động sản phía Nam, Phó Chủ tịch Tp.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, Thành phố đặt mục tiêu trong 5 năm 2021-2025 phấn đấu đạt 50 triệu m2 sàn; qua quá trình thực hiện của năm 2021-2022 đã đạt khoảng 28%. Trong 2 năm 2021-2022 có 47 dự án với hơn 28.000 căn hộ được đưa ra thị trường.

"Các sản phẩm, các thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố. Chúng tôi sẽ điều chỉnh để giải quyết sự lệch pha cung cầu, hiện đang có xu hướng lệch về phân khúc trung cấp", ông Cường nói.

Về phương hướng sắp tới, đại diện Thành phố cho biết sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với dư án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo nhà chung cư cũ, đặc biệt hiện nay thành phố đang tập trung 18 dự án nhà ở xã hội ưu tiên cũng như 16 dự án chung cư xuống cấp để thúc đẩy trong năm 2023.

Thành phố cũng tập trung hoàn tất công tác điều chỉnh quy hoạch, nhất là trong quá trình thực hiện quy hoạch chung của Tp.HCM (dự kiến trong tháng 9 năm nay sẽ trình), quy hoạch chung Tp.Thủ Đức cuối năm 2023 sẽ trình.

Bất động sản - Hà Nội, Tp.HCM đề xuất cơ chế gỡ vướng cho dự án bất động sản chậm tiến độ (Hình 2).

Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường phát biểu từ đầu cầu Tp.HCM (Ảnh VGP).

Cùng với đó, tập trung phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật để kết nối vành đai 2, vành đai 3, cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài... các dự án cải tạo vành đai trung tâm, tập trung thúc đẩy các dự án lớn.

Quá trình thực hiện, đối với nhóm sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc cho các dự án bất động sản chậm tiến độ về pháp lý, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, các dự án mà chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với lợi ích của người dân.

Thành phố sẽ lập tổ công tác để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án bất động sản. Hiện nay còn khoảng 116 dự án, trong đó có 3 dự án ưu tiên tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quy định đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng, các dự án vi phạm về bảo lãnh bất động sản hình thành trong tương lai, các dự án chưa nghiệm thu công trình đã đưa vào sử dụng.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, tăng tính công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của người dân khi kinh doanh bất động sản sàn giao dịch.

Xem thêm: 

Novaland kiến nghị Thủ tướng chọn Aqua City làm dự án thí điểm tháo gỡ khó khăn

Bộ Xây dựng đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho doanh nghiệp BĐS khó khăn

Thủ tướng chủ trì hội nghị về thúc đẩy thị trường bất động sản

Xem thêm: lmth.301495a-od-neit-mahc-sdb-na-ud-ohc-gnouv-og-ehc-oc-taux-ed-mchpt-ion-ah/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Nội, Tp.HCM đề xuất cơ chế gỡ vướng cho dự án bất động sản chậm tiến độ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools