Nước Mỹ đang mất dần các triệu phú.
Vào năm 2022, kinh tế Mỹ chỉ còn dòng tiền ròng của 1.500 triệu phú Mỹ đổ vào, giảm so với mức cao nhất 10.800 người trước đại dịch.
Dòng tiền ròng của các triệu phú Mỹ đổ vào nền kinh tế trong giai đoạn kể từ năm 2013-2019, dao động trong khoảng 6.400 - 10.800 người/năm, theo báo Business Insider.
Dòng tiền ròng được hiểu là số tiền một người hay công ty sử dụng trong hoạt động kinh tế nói chung.
Ông Mehdi Kadiri, người phụ trách khu vực Bắc Mỹ tại Công ty Henley & Partners, viết trong báo cáo được công bố hôm 15-2: Động lực chính cho sự thay đổi này là các triệu phú Mỹ vỡ mộng trong nước và đang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài.
"Người Mỹ đang trải qua 'mùa đông bất mãn' ảm đạm của chính họ", ông Kadiri viết trong báo cáo theo dõi xu hướng di chuyển đầu tư tại Mỹ.
Nhiều triệu phú Mỹ cảm thấy bất mãn bởi những lời kêu gọi đánh thuế người giàu, căng thẳng chính trị ở Mỹ, thị trường khó lường do chiến tranh ở Ukraine, tỉ lệ tội phạm gia tăng và bạo lực súng đạn. Chưa kể xung đột về các vấn đề xã hội như bình đẳng giới và phân biệt chủng tộc, ông Kadiri nói thêm.
Những người giàu có ở Mỹ muốn có nhiều lựa chọn hơn, hiện họ đang di cư đến các quốc gia như Bồ Đào Nha, Malta, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ý, nơi cung cấp thị thực vàng và các chương trình di cư hấp dẫn.
Ông Jeff D. Opdyke, một chuyên gia đầu tư đã theo dõi tài chính trong 17 năm tại báo Wall Street Journal, cho rằng việc các triệu phú Mỹ chọn hộ chiếu thứ hai không phải là để tránh thuế. Theo ông, đơn giản là họ đang theo đuổi "giấc mơ Mỹ" ở nơi khác.
Nhiều nhà đầu tư, giám đốc điều hành và doanh nhân đang di cư để hy vọng sự giàu có của họ được bảo đảm tương lai. Họ đi "tìm kiếm đồng cỏ xanh hơn để đầu tư và tăng trưởng kinh doanh, điểm đến an toàn hơn để nuôi sống gia đình", ông Opdyke nói thêm.
Họ đã từng sống và làm gương cho giấc mơ Mỹ - sao lại bỏ đi?
Trong hơn nửa thế kỷ, người Mỹ đã định nghĩa, sống và làm gương cho "giấc mơ Mỹ". Điều mà rất nhiều người trong thế giới mới nổi nhìn vào và thèm muốn: 'Một ngày nào đó, đó sẽ là tôi!'.
Giấc mơ Mỹ là niềm tin rằng bất kì ai, bất kể họ sinh ra ở đâu hay ở địa vị nào đều có thể đạt được phiên bản thành công của riêng mình, trong một xã hội nơi mà tất cả mọi người đều có thể thăng tiến.
"Nhưng ngày nay đối với nhiều người, muốn thực hiện giấc mơ Mỹ, họ cần được sự hỗ trợ nhiều mặt trong cuộc sống", theo ông Opdyke.
Công ty Henley & Partners cho biết một trong những biện pháp mà công ty sử dụng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia, là tầng lớp trung lưu của quốc gia đó.
Và tầng lớp trung lưu này "đã và đang bị thu hẹp ở Mỹ!"
Fisher - hòn đảo tư nhân giàu nhất nước Mỹ nằm ngoài khơi Miami, bang Florida - đã chi hàng nghìn USD cho việc xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2.
Xem thêm: mth.2902018171203202-ym-om-caig-mit-iaogn-coun-ar-ym-uhp-ueirt-cac/nv.ertiout