vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp bất động sản trước hết phải tự “cứu” lấy mình

2023-02-18 06:38

Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ khó khăn

Sự kiện nóng nhất trên thị trường hôm qua (17/2) chính là Hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững", do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, cùng với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, các địa phương và đại diện một số doanh nghiệp lớn, các chuyên gia, hiệp hội.

Theo dõi sự kiện này, nhiều ý kiến đánh giá, hội nghị đã đề cập toàn diện, đầy đủ, thẳng thắn những vấn đề của thị trường bất động sản, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc trong suốt hơn nửa năm qua thị trường gặp phải. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trực tiếp trình bày các khó khăn, kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành.

Doanh nghiệp bất động sản trước hết phải tự “cứu” lấy mình - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Ảnh minh họa.

Tại hội nghị, bên cạnh những đề xuất quan trọng về tháo gỡ pháp lý, về giãn hoãn nợ ngân hàng, một doanh nghiệp bất động sản đã trực tiếp kiến nghị với Thủ tướng xin được chọn một dự án khu đô thị tại Đồng Nai để Tổ công tác của Thủ tướng thí điểm tháo gỡ khó khăn.

Với các khó khăn hiện nay, một đại diện doanh nghiệp cũng bày tỏ, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung nhà ở sẽ càng thiếu hụt.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland cho biết: "Đây là mấu chốt, là dự án sống còn của Novaland trong thời điểm hiện nay, nếu dự án Aqua City (Đồng Nai) được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ toàn bộ các khó khăn của Novaland. Hiện Novaland đang có 25.000 tỷ đồng bị phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo các điều kiện tín dụng, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện để giải tỏa khi Novaland hoàn thiện được một số thủ tục pháp lý. Nếu trong vòng 1 - 2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn để tiếp tục hoạt động bình thường".

Đồng thời, lãnh đạo các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm có biện pháp hạ nhiệt lãi suất.

"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại hệ số rủi ro khi đánh giá các khoản vay bất động sản cho từng trường hợp cụ thể, tuỳ thuộc vào tín nhiệm của từng khách hàng, từng dự án mà không đánh giá hệ số rủi ro đồng loạt 200%. Với bất động sản nói chung, tín dụng vẫn là "nguồn sữa" chính cho các doanh nghiệp nên chúng tôi kính đề nghị về chính sách tín dụng cần có "dự lệnh" trước khi ra "động lệnh" để tránh những khó khăn đột ngột cho doanh nghiệp trong thời gian vừa qua", ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty Cổ phần GP Invest kiến nghị.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định 65 sửa đổi quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, để khơi thông các nguồn vốn lớn của thị trường.

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản

Thực tế suốt vài tháng qua, Chính phủ và các bộ ngành đều rất tập trung để tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản. Sáng 17/2, Thủ tướng cũng chỉ ra 8 vấn đề chính của thị trường bất động sản hiện nay. Trong đó có cơ cấu sản phẩm còn lệch pha, phân khúc cao cấp nhiều, dư dả, có khi đang ế, nhưng ngược lại phân khúc cho người nghèo, người thu nhập thấp, bình dân lại thiếu hụt. Ngoài ra, giá cả chưa hợp lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu: "Thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện chỉ 4.100 USD/năm, có gần 100 triệu đồng. Như vậy, bình quân đầu người 2m2 nhà cao cấp ta mất 1 năm thu nhập. Giá cả chưa hợp lý thì phải nghĩ như thế nào cho hợp lý. Phải có điểm trung hòa giữa cạnh tranh và cung cầu. Thứ 3 là phản ứng chính sách và thị trường của các chủ thể có liên quan còn chậm. Cán bộ một số nơi, một số thời điểm còn sợ trách nhiệm, không dám làm. Đây là cái có thật, tất nhiên không phải qua phổ biến, nhưng nhiều nơi là như thế. Đối với chính quyền các cấp phải tháo gỡ khó khăn, thủ tục, quy trình phê duyệt dự án rồi quy hoach…".

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể, từ các giải pháp chính sách, tới việc yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với chính mình, tự giải quyết những khó khăn do doanh nghiệp gây ra.

"Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình. Anh phải giải quyết khó khăn do chính anh đã gây ra. Chỗ này là chỗ mà chúng ta phải nhấn mạnh. Có những cái do khách quan, có những cái do điều kiện này kia nhưng có những cái do chính anh gây ra như anh dự báo không tốt, anh phát triển thị trường không tốt, anh đầu tư vốn không tốt thì anh phải tự khắc phục đi, anh tự điều chỉnh cho chính anh đã. Ngân hàng nhà nước phải có quản lý nhà nước ở đây. Giảm bớt rủi ro, giảm bớt quản lý… thì đây là nghiệp vụ ngân hàng, các anh phải làm để làm sao các ngân hàng thương mại giảm được lãi suất cho vay cho các ngành kinh tế nói chung, trong đó có bất động sản. Cơ cấu lại nhóm nợ, giảm lãi suất, giảm các loại phí, lệ phí… đề nghị là ngân hàng phải có trách nhiệm vào đây. Lúc khó khăn, tôi nói tinh thần đại đoàn kết dân tộc là ở chỗ này, thương yêu nhau là ở chỗ này", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Doanh nghiệp bất động sản trước hết phải tự “cứu” lấy mình - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm với chính mình. Ảnh: VGP.

Một thông tin quan trọng khác trong sự kiện sáng nay đó là phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết, Chính phủ dự kiến ban hành Nghị quyết của Chính phủ về thị trường bất động sản, làm căn cứ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Phải tự "cứu" lấy mình

Tham gia hội nghị sáng 17/2 còn có sự góp mặt của đại diện các hiệp hội và chuyên gia bất động sản. Trao đổi với phóng viên VTV bên lề cuộc họp, các chuyên gia đánh giá cao những chỉ đạo quyết liệt, trực diện của Thủ tướng Chính phủ và rất đồng tình với quan điểm: Doanh nghiệp bất động sản muốn vượt qua giai đoạn khó khăn này, trước hết phải tự tìm cách cứu lấy mình, trong khi chờ các giải pháp tháo gỡ về mặt thủ tục chính sách.

Ông Hoàng Văn Cường - Ủy viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng: "Phần lớn các khó khăn của doanh nghiệp hiện nay có lẽ xuất phát từ yếu tố khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp đã không tính đến việc quản trị tốt các bài toán rủi ro, đặc biệt là phụ thuộc quá lớn vào các nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Chính vì vậy, ngay lúc này, doanh nghiệp phải tự cứu mình trước khi trông chờ vào những sự hỗ trợ khác. Đó là phải tái cấu trúc lại các danh mục đầu tư, phải quyết tâm cắt bỏ những phần mà thấy rằng nó chưa thể mang lại hiệu quả ngay, thậm chí chấp nhận các khoản lỗ để chúng ta tập trung nguồn lực đầu tư vào các hạng mục chính".

"Cần phải minh bạch hóa hoạt động của mình, minh bạch hóa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Ngoài ra, phải đa dạng hóa nguồn vốn hơn nữa, không chỉ trông cậy vào mỗi vốn tín dụng ngân hàng vì bản chất của vốn tín dụng ngân hàng là vốn ngắn hạn nhiều hơn là vốn trung và dài hạn. Và đặc biệt là chấp nhận bán tài sản, thậm chí là giảm giá một số dự án, công trình để có thể giải quyết được những nợ nần, nhất là những trái phiếu chuẩn bị đáo hạn năm nay và năm tới", ông Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp bất động sản trước hết phải tự “cứu” lấy mình - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Cũng trong hội nghị sáng 16/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã cho biết Ngân hàng Nhà nước đã họp với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Các ngân hàng này đồng ý dành một gói tín dụng cho lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà, thấp hơn từ 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Về lãi suất, Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng điều hành, điều tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để làm sao cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.

Về cơ cấu thời hạn trả nợ, Ngân hàng Nhà nước thấy nhiều ý kiến xác đáng tại Hội nghị đó là Bộ Xây dựng cần rà soát, xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án gắn với sản xuất kinh doanh, với thương mại và dịch vụ sẽ có ứng xử, tháo gỡ riêng. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục làm việc doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.

Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vữngPhát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững

VTV.vn - Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của hội nghị là tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản chứ "không ai giải cứu cho ai".

Thủ tướng: Thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh, “không ai giải cứu ai'Thủ tướng: Thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh, “không ai giải cứu ai"

VTV.vn - Thủ tướng nhấn mạnh các doanh nghiệp bất động sản không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung.

Thủ tướng: Cần phân tích xem giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa?Thủ tướng: Cần phân tích xem giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa?

VTV.vn - Thủ tướng đề nghị phân tích xem liệu giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa cũng như có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.58054735081203202-hnim-yal-uuc-ut-iahp-teh-court-nas-gnod-tab-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp bất động sản trước hết phải tự “cứu” lấy mình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools