vĐồng tin tức tài chính 365

Ép mua bảo hiểm, Bộ Tài chính ở đâu?

2023-02-18 10:40

Hành vi cưỡng ép này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "tự nguyện" của Luật kinh doanh bảo hiểm và đặc biệt là Bộ luật dân sự nhưng không được xử nghiêm và kịp thời.

Nếu thời gian qua Bộ Tài chính làm tròn trách nhiệm quản lý, các công ty bảo hiểm không dám lơ là để ngân hàng - đại lý bán bảo hiểm - vi phạm. Nếu Ngân hàng Nhà nước mạnh tay, sẽ bớt đi những nạn nhân gửi tiết kiệm ra... bảo hiểm. 

Nhưng liệu tới đây, các quy định đang soạn thảo để hạn chế nạn ép mua bảo hiểm (như ghi âm cuộc trao đổi tư vấn bảo hiểm...) có giúp thay đổi thực trạng này? 

E là khó. Bởi lẽ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã để các công ty bảo hiểm và ngân hàng bắt tay nhau đi quá xa, bỏ rơi nguyên tắc tự nguyện và đặc biệt là lạm dụng hoàn cảnh của người khát vốn, buộc họ cắn răng ký hợp đồng bảo hiểm mới được vay vốn cũng như thực tế một bộ phận người gửi tiết kiệm chưa rành về kiến thức tài chính. 

Sự méo mó, biến tướng, cưỡng ép phát sinh từ đây. "Tử huyệt" của người bị ép mua bảo hiểm là ở đây. Và đó cũng là "chiến lược" bán bảo hiểm của các doanh nghiệp và ngân hàng.

Hệ lụy của nạn cưỡng ép mua bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm ra bảo hiểm là khó lường với người không có nhu cầu. 

Còn nhớ "cơn dịch" nhà nhà cùng bán bảo hiểm nhân thọ hơn chục năm trước mà sau đó nhiều người đã phải mất tiền tích lũy. Do nể nang người thân quen chào bán bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt là "ăn chưa no, nằm chưa ấm" đâu có dư để hằng năm đóng phí nuôi bảo hiểm, đuối sức, họ đành chọn giải pháp "cắt lỗ", nhận "giá trị hoàn lại", đóng tiền chẵn, lấy lại tiền lẻ.

Nay với "công nghệ" lợi dụng hoàn cảnh đói vốn để ép mua bảo hiểm càng đẩy nhiều người lâm cảnh bất ổn về tài chính, khi phải nhắm mắt mua để được vay tiền rồi cắn răng nuôi hợp đồng bảo hiểm kéo dài nhiều năm. 

Các công ty bảo hiểm nghĩ gì khi họ khẳng định mua bảo hiểm là giúp ổn định tài chính cá nhân nhưng họ lại đang làm cho tài chính cá nhân của nhiều gia đình trở lên bất ổn.

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước luôn nói đã và sẽ có thêm biện pháp chấn chỉnh, nhưng thực tế sự cưỡng ép càng lộ liễu hơn, tiết kiệm lái qua bảo hiểm nhiều hơn.

Vì vậy, để dẹp loạn bán bảo hiểm phải có nhiều biện pháp mạnh khác mà không chỉ Bộ Tài chính là nơi xây rào chắn. Quốc hội cần vào cuộc giám sát việc thực thi Luật kinh doanh bảo hiểm. 

Mặt khác, để trả lại công bằng, Bộ Tài chính phải rà soát lại xem có bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã được ký trong trạng thái bị ép buộc, tâm thế "uất ức, cắn răng" để người dân không bị mất tiền oan trong tương lai. 

Đặc biệt, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải thống kê để có biện pháp xử lý triệt để các hồ sơ tiết kiệm lái ra bảo hiểm, chấm dứt ngay tình trạng để người dân tự vác đơn đi đấu với bảo hiểm.

Không dẹp loạn ép mua bảo hiểm, chẳng khác nào chúng ta đã từng để nạn cho vay nặng lãi hoành hành gây bao hệ lụy cho người dân mà gần đây mới đưa vào vòng kiểm soát. 

Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng rất nhân văn nhưng phải trên tinh thần tự nguyện, đúng pháp luật. 

Còn để "loạn" biến tướng bán bảo hiểm qua ngân hàng đến bao giờ và khi nào trả lại quyền lợi cho dân? Chưa làm được việc này, Bộ Tài chính - cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý thị trường bảo hiểm - còn món nợ với dân.

"Ép" người vay mua bảo hiểm: Bảo hiểm nhân văn, đừng là ác mộng!'Ép' người vay mua bảo hiểm: Bảo hiểm nhân văn, đừng là ác mộng!

Bảo hiểm nhân thọ cần bảo vệ người dân trước rủi ro sức khỏe và tính mạng, tránh chạy theo doanh thu, thành "cơn ác mộng" của người đi vay, người gửi tiền và cả nhân viên ngân hàng.

Xem thêm: mth.18801937081203202-uad-o-hnihc-iat-ob-meih-oab-aum-pe/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ép mua bảo hiểm, Bộ Tài chính ở đâu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools