Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được thu thập năm 1979. Theo NSIDC, chỉ vài tuần nữa Nam Cực sẽ bước vào mùa tan băng và mức băng biển sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trước khi dần đạt mức tối thiểu trong năm.
Băng biển tan chảy ở Nam Cực không tác động rõ rệt đến mực nước biển hiện tại vì băng vốn đã nằm trên đại dương. Tuy nhiên, băng biển này lại đang bao quanh các thềm băng khổng lồ của Nam Cực.
Vì thế, theo NSIDC, việc băng biển biến mất làm lộ các thềm băng trước tác động của sóng và nhiệt độ ấm hơn, từ đó đe dọa làm các thềm băng này dễ tan chảy và khiến mực nước biển dâng lên nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng lên trong những thế kỷ tới.
Chưa hết, sự tan chảy của băng biển cũng góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu ấm dần lên. Biển băng trắng phản xạ đến 90% năng lượng mặt trời trở lại không gian. Khi nó bị thay thế bởi biển tối, không đóng băng, nước biển sẽ hấp thụ phần lượng nhiệt tương đương như trên.
Tàu phá băng Laura Bassi của Ý chở các nhà khoa học nghiên cứu ở Nam Cực. Ảnh: REUTERS
Không chỉ Nam Cực mà Bắc Cực cũng đang thu hút nhiều quan tâm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tỉ phú người Mỹ George Soros hôm 16-2 bày tỏ ủng hộ ý tưởng sử dụng công nghệ địa năng lượng mặt trời để bảo vệ băng Bắc Cực khỏi sự tan chảy.
Đây được xem là giải pháp cuối cùng để chống lại sự nóng lên toàn cầu vì nó liên quan đến việc thay đổi vật lý bầu khí quyển trái đất để phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời trở lại không gian hơn hoặc gia tăng lượng bức xạ mặt trời có thể thoát ra.
Theo một đề xuất, các đám mây trắng nhân tạo sẽ được sử dụng để gia tăng phản xạ năng lượng mặt trời của băng ở Bắc Cực.
Xem thêm: nhc.5882541181203202-cuc-man-ut-ol-gnad-oab-hnac/nv.fefac