vĐồng tin tức tài chính 365

Thoái hóa khớp, có thuốc 'tiên' nào chích vào hết hẳn không?

2023-02-19 08:14
Thoái hóa khớp, có thuốc tiên nào chích vào hết hẳn không? - Ảnh 1.

Xương khớp của người lớn tuổi rất dễ bị thoái hóa, gãy hoặc lệch - Ảnh: T.LŨY

Tôi năm nay 60 tuổi, bị đau nhức khớp chân, đi lại rất đau và khó khăn. Gần đây có người quen chỉ có bác sĩ ở Cần Thơ trị đau khớp hay lắm, nên tôi tìm đến. Tại đây tôi được bác sĩ cho biết bị viêm thoái hóa khớp gối, và chích thuốc trực tiếp vào khớp chân. Sau đó về nhà thấy giảm đau hẳn và đi lại được. Rồi định kỳ khoảng 2-3 tháng tôi cứ đến bác sĩ chích thuốc.

Nhưng sau đó vài lần, con tôi tìm hiểu trên mạng thấy chích thuốc trực tiếp vào khớp chỉ giảm đau và có chất gây tác dụng phụ về lâu dài... Xin bác sĩ cho tôi hỏi có nên chích thuốc đó lâu dài không? Có bị tác dụng phụ gì hay không? Xin cho tôi phương pháp điều trị an toàn, trị dứt điểm bệnh?

Nguyễn Thị Lụa (Sóc Trăng)

Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Đức Thiện - chuyên khoa xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ - cho biết theo như mô tả của người bệnh thì có khả năng người bệnh đã bị thoái hóa khớp gối mức độ trung bình.

Về phương pháp điều trị bệnh lý này có nhiều thuốc tiêm khác nhau. Bác sĩ chưa thấy loại thuốc mà bác sĩ trên chích trực tiếp vào khớp cho bác. 

Tuy nhiên qua mô tả việc được chích lặp lại mỗi 2-3 tháng thì có thể loại thuốc được sử dụng để tiêm khớp gối là cortcostreroid, mà cụ thể là một trong các loại thuốc hydrocortisone, methylprednisolone, betamethasone…

Về mặt chuyên khoa, đây cũng là những loại thuốc có tác dụng làm giảm viêm và giảm đau trong thoái hóa khớp gối. 

Tuy nhiên, cô bác cần chú ý không nên chích quá thường xuyên vì nguy cơ bị nhiễm trùng khớp gối hoặc tổn thương tổ chức gân cơ nếu thủ thuật tiêm thuốc không được tiến hành đúng chuyên môn kỹ thuật tại những nơi không có chuyên khoa.

Chưa kể trong một số trường hợp lạm dụng corticosteroid tiêm khớp cũng được ghi nhận có các biến chứng tương tự như việc lạm dụng corticosteroid đường toàn thân, như loãng xương, suy thượng thận mạn, giữ nước, tăng cân, đái tháo đường…

Cá biệt còn có những loại thuốc vốn không được khuyến cáo dùng để tiêm khớp như vitamin B12, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), các loại thuốc gia truyền không rõ loại… vẫn có thể được một số người sử dụng để tiêm vào khớp gối. 

Điều này rất nguy hiểm vì không những không điều trị được thoái hóa khớp gối mà còn có thể làm tổn thương thoái hóa khớp nặng hơn, chưa kể các tác dụng phụ của từng loại thuốc.

Đối với các phương pháp điều trị thoái hóa khớp, một số trường hợp được bác sĩ điều trị bằng phương pháp tiêm nội khớp. Đây được xem là một phương pháp an toàn, xâm lấn tối thiểu nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao và kéo dài.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để tiêm nội khớp như corticosteroid, acid hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu, tế bào gốc… Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và có thể được tiêm nhắc lại khi cần. Với corticosteroid thì có thể được tiêm nhắc lại sau 3-6 tháng, acid hyaluronic thì tùy loại mà được nhắc lại mỗi 6 tháng - 1 năm.

Mỗi trường hợp bệnh nhân, mỗi bệnh lý khớp mức độ khác nhau sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với liều lượng hợp lý. Vì vậy, việc đến thăm khám và điều trị bởi một bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp là cần thiết ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.

Các cô bác cũng cần lưu ý, thoái hóa khớp gối là bệnh lý lão hóa, tần suất tăng dần theo tuổi tác nên mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp gối không phải là làm cho khớp gối hết dứt điểm thoái hóa, mà là giảm đau, bổ sung và bảo vệ khớp gối, hồi phục khả năng sinh hoạt bình thường cho bệnh nhân. 

Ngay ở giai đoạn sớm tuổi trung niên, nên bổ sung các loại thực phẩm, sữa, thực phẩm chức năng giàu can xi, làm chậm quá trình loãng xương, cũng như phục hồi xương.

Cần tránh tự điều trị bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Một kế hoạch điều trị đầy đủ và toàn diện cho bệnh nhân thoái hóa khớp sẽ là sự phối hợp hài hòa của điều chỉnh lối sống - vật lí trị liệu - thuốc - can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
Lần đầu tiên thay 4 khớp trị Lần đầu tiên thay 4 khớp trị 'bệnh không đau nhưng dễ gây tàn phế người trẻ'

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương lúc đầu không có biểu hiện đau nhưng sau đó rất nhanh gây tàn phế ở người trẻ 30 - 50 tuổi. Các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kéo dài mà không chữa được bệnh. Thay khớp mới giúp được bệnh nhân điều trị.

Xem thêm: mth.12891535181203202-gnohk-nah-teh-oav-hcihc-oan-neit-couht-oc-pohk-aoh-iaoht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thoái hóa khớp, có thuốc 'tiên' nào chích vào hết hẳn không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools