vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành bán lẻ muốn tăng tốc, đợi nửa cuối năm 2023 mới thấy “gió đông”

2023-02-19 09:28

Túi tiền bị thu hẹp

Năm 2022, hoạt động xuất khẩu suy giảm, dẫn đến thu hẹp thời gian làm việc người lao động và khiến thu nhập khả dụng thấp hơn, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến sức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Chứng khoán Rồng Việt cho biết, trong quý IV/2022, tiêu thụ của ngành bán lẻ có sự phân hóa rõ rệt theo ngành hàng. Nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng vẫn mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022. Ngược lại, nhu cầu đối với mặt hàng không thiết yếu lại giảm đột ngột, kết hợp với mức nền cao trong cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến kết quả hoạt động của các công ty bán lẻ trong ngành điện thoại, điện máy đều kém trong quý này.

Hồ sơ doanh nghiệp - Ngành bán lẻ muốn tăng tốc, đợi nửa cuối năm 2023 mới thấy “gió đông”

Doanh thu mỗi cửa hàng trung bình mỗi quý của các chuỗi bán lẻ không thiết yếu (đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: VDSC).

 

 

 

Điển hình là chuỗi cửa hàng của Thế giới Di động (MWG), ban lãnh đạo công ty này đã cho biết trong quý IV/2022 đã tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi đồng thời tiến hành rà soát và cắt bỏ mọi thứ lãng phí, không hiệu quả.

Tại quý IV/2022, MWG ghi nhận 30.588 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 619 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 15% và 60% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 23,1% trong quý III/2022 về còn 20,4% do sức mua các sản phẩm điện máy, điện thoại giảm mạnh hơn dự kiến

Mặc dù suy giảm so với quý cùng kỳ, nhưng tính theo năm, doanh thu mà Thế giới Di động và Điện Máy Xanh mang lại vẫn được ước tính tăng trưởng hai chữ số, lần lượt đạt 35.000 tỷ đồng và 69.000 tỷ đồng năm 2022. 

Về thu nhập từ chuỗi Bách Hoá Xanh, nơi này đã mang về 27.000 tỷ đồng cho MWG trong năm 2022, chiếm 20% tổng doanh thu với tổng số 1.728 cửa hàng tính đến cuối năm 2022. Hiện nay, doanh thu trung bình/cửa hàng/tháng trong quý IV của Bách Hoá Xanh đạt 1,37 tỷ đồng, tăng 45% so với quý I/2022

Hồ sơ doanh nghiệp - Ngành bán lẻ muốn tăng tốc, đợi nửa cuối năm 2023 mới thấy “gió đông” (Hình 2).

Doanh thu mỗi cửa hàng trung bình mỗi quý của các chuỗi bán lẻ thiết yếu (đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: VDSC).

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của Masan, doanh thu thuần của WinCommerce (WinMart và WinMart+) ghi nhận đạt 29.369 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty đã mở mới 730 siêu thị mini trong năm 2022.

Tổng số WinMart+ đến cuối năm đạt 3.268 cửa hàng với biên lợi nhuận ở cấp độ cửa hàng là 6,5%. Mặc dù có số lượng cửa hàng mới mở đáng kể trong năm qua, công ty vẫn duy trì lợi nhuận bằng cách liên tục cải thiện biên lợi nhuận gộp từ quý I/2022 là 22,2% lên 24% trong quý IV/2022.

Xếp vị trí thứ 2 khá xa chính là FPT Retail (FRT) cũng ghi nhận mức sụt giảm nhẹ về doanh thu trong quý IV/2022, đạt 8.419 tỷ đồng, hoạt động tài chính đi lùi khi doanh thu giảm, chi phí tăng đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế của FRT chỉ còn 97 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ 2021.

Nguyên nhân là bởi chuỗi bán lẻ FPT Shop có doanh thu giảm 22% so với cùng kỳ quý IV/2021, chủ yếu do tình trạng thiêú hụt iphone toàn cầu và nhu cầu máy tính xách tay giảm.

Tuy nhiên điểm sáng chính là doanh thu từ chuỗi Long Châu – mặt hàng thiết yếu lên hơn 9.600 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2021, chiếm 32% cơ cấu tổng doanh thu đã phần nào hỗ trợ rất lớn cho kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Long Châu đạt 937 cửa hàng tính đến hiện tại và mở mới 537 nhà thuốc so với hồi đầu năm 2022.

Ở chiều ngược lại, các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, mà người tiêu dùng tương đối miễn nhiễm với các vấn đề liên quan đến thu nhập, tiếp tục thể hiện sự ổn định trong quý IV/2022. CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) mang về 8.302 tỷ đồng doanh thu, tăng 18% so với cùng kỳ quý IV/2021, trong đó phần lớn đến từ doanh thu bán vàng, bạc, đá quý hơn 8.200 tỷ đồng. Trong kỳ, PNJ cũng lãi hơn 466 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghệ mất chỗ đứng

Năm 2022 cũng là năm mà nhiều công ty bán lẻ đã trải qua những thay đổi chiến lược quan trọng. Một số phải tạm dừng kế hoạch mở rộng để bảo toàn nguồn lực tài chính trước chính sách kinh tế thắt chặt, trong khi những công ty khác giảm biên lợi nhuận gộp để thúc đẩy doanh số bán hàng trong môi trường nhu cầu yếu.

Về triển vọng của ngành ICT năm 2023, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế Giới Di Động và cũng là người phụ trách hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh dự báo thị trường điện thoại và điện máy không mấy lạc quan.

MWG tuy doanh thu cao nhất so với doanh nghiệp cùng ngành nhưng vẫn chứng kiến đi lùi so với quý IV cùng kỳ, cùng với đó 2 đại gia trong ngành thiết bị di động, máy tính là FRT và Petrosetco (PET) cũng chịu mức sụt giảm đáng kể về doanh thu do nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi, không còn mạnh mẽ như quý IV/2021 - giai đoạn dịch Covid-19 vẫn còn hoành hành.

Ngoài ra, các công ty này còn phải gánh phần chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng mạnh so với cùng kỳ. Phần chi phí tài chính tăng mạnh có thể đến từ chi phí lãi vay và cả lỗ chênh lệch tỷ giá. Đồng thời chính sách Zero Covid của Trung Quốc cũng gây ra đứt gãy chuỗi Apple trên toàn cầu, khiến doanh số bán điện thoại sụt giảm ở hầu hết các công ty bán lẻ.

Petrosetso cũng tương tự, việc nhu cầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, truyền thông giảm mạnh đã khiến doanh thu của công ty này sụt đáng kể 19%, còn 4.835 tỷ đồng theo đó lãi ròng tại quý IV/2022 bốc hơi đến 99,5% xuống 1 tỷ đồng.

Một công ty khác cũng trong mảng ICT là Digiworld (DGW) ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, lần lượt là 50% và 52% so với cùng kỳ quý IV/2021, chỉ còn 4.075 tỷ đồng và 156 tỷ đồng. Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng từ việc thiếu nguồn cung Apple mà còn đạt doanh số thấp đối với các sản phẩm Xiaomi.

Theo nghiên cứu mới nhất của Canalys, doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu giảm 18%, xuống 296,9 triệu đơn vị trong quý IV/2022, qua đó đánh dấu 4 quý giảm liên tiếp.

Amber Liu, Chuyên viên phân tích tại Canalys, nhận định: “2023 sẽ là một năm khó khăn với thị trường điện thoại thông minh khi xu hướng kinh tế vĩ mô gần đây cho thấy rủi ro suy thoái toàn cầu ngày càng tăng. Con đường hồi phục của thị trường điện thoại thông minh đang bị che mờ bởi hàng loạt bất ổn”.

Người tiêu dùng sẽ cần thời gian để tích lũy

Nhìn sang năm 2023, đội ngũ phân tích tại Chứng khoán Rồng Việt dự đoán khả năng phục hồi của hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu trên thị trường lao động và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi lợi nhuận của các công ty bán lẻ sẽ chậm hơn so với tốc độ phục hồi của nền kinh tế, vì người tiêu dùng sẽ cần thời gian để tích lũy lại khoản tiết kiệm và lấy lại niềm tin vào sức mua của mình.

VDSC dự báo thị trường bán lẻ sẽ dần nhộn nhịp vào nửa cuối năm 2023 và sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn vào năm 2024. Điều này có nghĩa là kết quả kinh doanh của các công ty bán lẻ có thể dần trở lại đường đua trong nửa cuối năm 2023.

Xem thêm: lmth.157395a-gnod-oig-yaht-iom-3202-man-iouc-aun-iod-cot-gnat-noum-el-nab-hnagn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành bán lẻ muốn tăng tốc, đợi nửa cuối năm 2023 mới thấy “gió đông””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools