vĐồng tin tức tài chính 365

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2023 như thế nào?

2023-02-22 07:01
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Học sinh có thể tham khảo đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để biết định dạng, cấu trúc đề thi và làm thử các bài kiểm tra theo dạng đề sau mỗi chương, chủ đề trong quá trình học tập.

PGS.TS NGUYỄN XUÂN THÀNH

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết như vậy về định hướng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Ông Thành lưu ý: "Học sinh lớp 12 cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập đối với từng môn học chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Các em chú ý xây dựng đề cương ôn tập ngay theo từng chương, từng chủ đề của chương trình đã học và tiếp tục cập nhật dần trong quá trình học tập các nội dung tiếp theo.

Nên xây dựng đề cương theo dạng sơ đồ hóa để dễ nhớ. Trên cơ sở đề cương đã xây dựng, cần luyện tập theo các câu hỏi, bài tập liên quan tới từng đơn vị kiến thức để nắm vững đơn vị kiến thức đó trước khi mở rộng luyện tập theo các câu hỏi, bài tập yêu cầu vận dụng các kiến thức liên quan trong từng chủ đề, từng chương của chương trình.

Qua đó nắm vững và vận dụng được kiến thức theo bốn mức độ yêu cầu của các câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao".

* Học sinh có nên luyện đề nhiều để thành thạo hơn khi thi không, thưa ông?

- Sau khi đã hoàn thành toàn bộ chương trình, trong giai đoạn ôn tập, giáo viên không nên yêu cầu học sinh luyện quá nhiều đề, hoặc giao cho học sinh làm quá nhiều bài tập nhưng không bảo đảm tính hệ thống, có nhiều câu hỏi, bài tập trùng lặp về dạng mà không được khắc sâu về kiến thức, kỹ năng thực hiện. Việc này sẽ gây quá tải không cần thiết.

Thay vào đó, học sinh cần được hướng dẫn và chủ động hệ thống kiến thức, nắm vững về nội dung kiến thức và kỹ năng trả lời câu hỏi, bài tập vận dụng các kiến thức đó theo yêu cầu của chương trình môn học. Khi đã thực sự vững kiến thức cơ bản, học sinh sẽ có khả năng vận dụng để giải quyết các câu hỏi, bài tập ở mức độ từ thấp đến cao.

Việc cho học sinh luyện tập theo đề thi chỉ nên thực hiện với số lượng phù hợp, chủ yếu giúp học sinh biết cách thức làm bài ở các mức độ khác nhau, phân bố thời gian hợp lý cho bài thi, rèn luyện khả năng tập trung khi làm bài thi...

* Nhiều trường THPT chỉ chú trọng cho học sinh ôn tập và kiểm tra theo đề dạng trắc nghiệm để học sinh làm quen với dạng đề thi tốt nghiệp THPT. Theo ông, việc này có hợp lý không?

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT có bài thi theo dạng trắc nghiệm nên các trường chú trọng ôn luyện trắc nghiệm cũng dễ hiểu. Nhưng để giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có hệ thống, có kỹ năng tốt trong việc vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi, bài tập theo yêu cầu của đề thi thì việc quá chú trọng ôn luyện theo đề thi trắc nghiệm là không hiệu quả.

Trong quá trình dạy học và ôn thi, giáo viên cần chú trọng áp dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá đã được hướng dẫn tại các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có bài kiểm tra trên giấy, thực hiện dự án học tập, nhiệm vụ học tập cá nhân và theo nhóm, thực hành, trải nghiệm với các phần kiến thức đã học lý thuyết...

Quá trình đó giúp học sinh nắm chắc và quan trọng là hiểu được bản chất của nội dung kiến thức và việc vận dụng nó như thế nào, cách nhận diện nó như thế nào trong các tình huống cuộc sống.

Nếu học sinh đạt được mức độ đó thì việc hoàn thành bài thi sẽ dễ đạt hiệu quả cao hơn. Đề thi tốt nghiệp có một tỉ lệ câu hỏi gắn với thực tiễn. Học sinh được rèn luyện, kiểm tra với các hình thức đa dạng hơn thì không bỡ ngỡ với những câu hỏi như vậy.

* Nhiều học sinh đang lo ngại việc đề thi môn ngữ văn sẽ ra với ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Trong trường hợp này, học sinh cần ôn tập thế nào?

- Trên thực tế trong nhiều năm qua, đề thi tốt nghiệp THPT đều đã sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa ở các phần đọc hiểu và nghị luận xã hội.

Trong tương lai, nhất là khi tổ chức thi tốt nghiệp đối với học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với việc thực hiện "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", việc sử dụng tác phẩm văn học đã học trong một sách giáo khoa để đưa vào đề thi là không phù hợp.

Vì chỉ khi sử dụng ngữ liệu mới lạ thì mới thực sự đánh giá được năng lực, kỹ năng của học sinh thay cho việc học thuộc lòng máy móc, làm theo văn mẫu.

Muốn đáp ứng được yêu cầu, cả trong trường hợp sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa hay ở ngoài sách giáo khoa, học sinh cần luyện tập để có kỹ năng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của chương trình và sẽ có trong các đề thi...

Nếu học sinh được ôn luyện như vậy thì dù đề thi dùng ngữ liệu nào vẫn có thể làm được, không phải lo học tủ, đoán đề rơi vào tác phẩm/nội dung kiến thức nào để chạy theo.

Để không quá tải với các kỳ thi

Đối với các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy được tổ chức nhằm lấy kết quả tuyển sinh đại học, đề thi có thể xây dựng với các cấu trúc khác nhau nhưng vẫn phải bám sát yêu cầu của chương trình THPT hiện hành.

Vì thế, học sinh học tập đầy đủ, ôn tập sát nội dung cơ bản của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12, thì có thể đáp ứng yêu cầu của các kỳ thi khác nhau. Không phải cứ tham gia nhiều kỳ thi thì phải ôn tập nhiều cách.

Ngoài hướng dẫn của giáo viên ở trường, điều quan trọng nhất là các em học sinh cần dành nhiều thời gian tự ôn tập, tránh việc đăng ký quá nhiều ca luyện thi trong ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe, không hiệu quả.

Ông Nguyễn Xuân Thành

Sốt ruột với ôn thi tốt nghiệp THPTSốt ruột với ôn thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT chưa công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 khiến các trường, giáo viên và học sinh lớp 12 "chưa biết ôn tập theo hướng nào".

Xem thêm: mth.36672413212203202-oan-eht-uhn-3202-tpht-peihgn-tot-iht-no/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ôn thi tốt nghiệp THPT 2023 như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools