Viện hàn lâm Kỹ thuật quốc gia Mỹ (NAE) vừa thông báo kết nạp thêm 124 thành viên, bao gồm 106 nhà khoa học người Mỹ và 18 nhà khoa học quốc tế.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, nữ giáo sư gốc Việt sinh năm 1970, hiện là giám đốc Trung tâm Polymer và Chất rắn hữu cơ tại Đại học California, Santa Barbara (Mỹ), là một trong các tân viện sĩ vừa được NAE bầu chọn
Theo thông tin từ NAE, giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã được các viện sĩ đương nhiệm đánh giá cao về vai trò lãnh đạo trong giáo dục kỹ thuật và nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng ở lĩnh vực này. Bà cũng có những công trình nghiên cứu đặc biệt về quang điện hữu cơ cho các tòa nhà và nhà kính tiết kiệm năng lượng.
Được biết giáo sư Quyên là một trong bốn nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters (một tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu) công bố năm 2015.
Là một người tích cực đóng góp vào sự phát triển của giáo dục và khoa học công nghệ tại Việt Nam thông qua các hoạt động kết nối giữa các nhà khoa học Mỹ và trên toàn cầu với các nhà khoa học trong nước, hiện giáo sư Nguyễn Thục Quyên đang đảm nhiệm vai trò là đồng chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture từ năm 2021.
Chia sẻ nhân sự kiện trở thành thành viên của NAE, bà cho biết: "Việc được bầu làm thành viên Viện hàn lâm Kỹ thuật quốc gia Mỹ vừa là niềm vinh dự lớn lao, cùng với đó là ý thức trách nhiệm về việc cần đóng góp nhiều hơn nữa".
NAE được thành lập vào năm 1964, là thành viên thuộc Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ (National Academies).
Với các tân viện sĩ vừa được bầu, NAE hiện có tổng số 2.420 thành viên người Mỹ và 319 người nước ngoài.
Giải thưởng VinFuture khởi động mùa giải 2023, với thời gian nhận đề cử từ 14h ngày 9-1 tới 14h ngày 15-5 (giờ Hà Nội).
Xem thêm: mth.19754211122203202-ym-aig-couq-tauht-yk-mal-nah-neiv-oav-uab-coud-neyuq-cuht-neyugn-sg/nv.ertiout