Phán quyết trên được Tòa án tối cao Mỹ đưa ra hôm 21-2 (giờ địa phương), sau khi công ty Johnson & Johnson (J&J) kháng cáo phán quyết trước đó của tòa án bang California, theo Reuters.
Tổng chưởng lý bang California Rob Bonta đã hoan nghênh quyết định của Tòa án tối cao Mỹ khi bác bỏ kháng cáo của Johnson & Johnson, đồng thời gọi đây là "một chiến thắng trong cuộc đấu tranh cho công lý".
Tranh luận với Tòa án tối cao, trước đó luật sư của Johnson & Johnson cho rằng luật bảo vệ người tiêu dùng của các bang như California quá mơ hồ, khiến các công ty phải đối mặt với các vụ kiện không thể đoán trước.
Văn phòng công ty Johnson & Johnson ở Irvine bang California - Mỹ. Ảnh:REUTERS
California tiến hành kiện tập thể Johnson & Johnson (công ty có trụ sở tại bang New Jersey) lên Tòa Thượng thẩm San Diego vào năm 2016.
Vụ kiện bắt nguồn từ một cuộc điều tra đa quốc gia về hoạt động tiếp thị các sản phẩm lưới lưới xương chậu của công ty con J&J Ethicon Inc. Đây là các thiết bị cấy ghép phẫu thuật được sử dụng để điều trị chứng tiểu không tự chủ và các tình trạng khác của người bệnh.
Johnson & Johnson cũng đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện riêng của các bệnh nhân nữ nói rằng họ bị đau, gặp các vấn đề về tiết niệu, chảy máu và các tổn thương nghiêm trọng khác do các thiết bị này gây ra. Các vụ kiện đã khiến Johnson & Johnson phải bồi thường tổng số tiền 8 tỉ USD.
Công ty Johnson & Johnson đã phủ nhận mọi cáo buộc, song đã ngừng bán sản phẩm lưới xương chậu vào năm 2012.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vào năm 2019 cũng đã ban hành lệnh cấp bán mọi thiết bị lưới xương chậu ra thị trường.
Xem thêm: nhc.28152011122203202-dsu-ueirt-203-neik-uv-auht-nosnhoj-nosnhoj/nv.fefac