Cần nhận diện rõ các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới, để đánh trúng, đúng đối tượng chủ mưu cầm đầu về buôn lậu. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý thu hút nhiều ý kiến tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia diễn ra sáng 22/2, tại Hà Nội.
Năm 2022, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới giảm đáng kể, không phát sinh điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên vẫn xuất hiện một số nội dung nổi cộm như: Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào qua biên giới các tỉnh Điện Biên, Sơn La vào Việt Nam để trung chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ; trên tuyến biển, xuất hiện hiện tượng không khai báo hải quan hoặc khai báo gian dối về số lượng, giá trị, chủng loại, xuất xứ… để trốn thuế, xuất lậu, nhập lậu hàng hóa có điều kiện, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Năm ngoái, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 139.758 vụ việc vi phạm, tăng 1,17% so với cùng kỳ năm 2021. Năm nay, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chủ động nhận diện phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới để có giải pháp phù hợp, tập trung đánh trúng, đánh đúng đối tượng chủ mưu, các vụ việc nổi cộm.
VTV.vn - Các đối tượng buôn lậu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như cất giấu hàng hóa trái phép trong hành lý, gầm xe khách để đưa hàng vào nội địa tiêu thụ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.59655854122203202-2202-man-yl-ux-ib-iam-gnouht-nal-naig-ual-noub-uv-000041-nag/et-hnik/nv.vtv