Hàng loạt vấn đề mới nảy sinh dẫn đến không ngoại trừ khả năng chính phủ Anh sẽ lại ra tay can thiệp và dùng quyền lực để chi phối bóng đá. Đây là một bước đi thay đổi và đầy cân nhắc, bởi vốn bóng đá thuộc về các tổ chức xã hội, chính phủ không được can thiệp vào quá trình điều hành của bóng đá.
MU sẽ không rơi vào tay các tỉ phú "phá bóng đá" của Trung Đông mà sẽ được quốc hữu hóa. Ảnh: Getty |
Bóng đá Anh đang đối mặt với việc nhiều CLB lớn bị các tỉ phú nước ngoài xâu xé, nhưng thành tích các CLB và đội tuyển Anh tại châu Âu không ấn tượng. Những màn đổi chủ của các CLB là cuộc trao tay buôn bán hơn là làm bóng đá có chiều sâu.
Thứ hai, sáu CLB giàu có của Anh cũng đang ngầm chuẩn bị kế hoạch gia nhập Super League, giải đấu ly khai đứng đầu bởi các đội bóng như Real Madrid, Barcelona, Juventus, Atletico Madrid...
Đó là hai vấn đề lớn nhất khiến chính phủ Anh đang lên kế hoạch kiểm soát bóng đá Anh. Thủ tướng Rishi Sunak của Anh là một fan bóng đá, chính khách trẻ thích bóng đá đẹp, có thành tích, CLB đào tạo có chiều sâu và qua đó mang lại đội tuyển quốc gia mạnh...
Vị đứng đầu chính phủ Anh cũng thích sự ổn định trong từng CLB và không có sự khác biệt quá lớn giữa CLB lớn và CLB nhỏ. Nếu không, tương lai lâu dài sẽ giết chết bóng đá, giết chết vẻ đẹp bóng đá...bởi bóng đá vốn là môn thể thao đại chúng, nhất là giới lao động, bóng đá không phân cấp giữa giới xa hoa và bình dân.
Chính phủ Anh sẽ có những cuộc họp với Bộ Thể thao Anh, Cục Văn hóa, Thể thao và Truyền thông Anh để bàn việc kiểm soát bóng đá Anh trước khi bị “ngoại hóa” và xa rời quần chúng.
Hai vấn đề mà chính phủ Anh đang lo ngại là các CLB lớn giàu truyền thống của Anh rơi vào tay các ông chủ nước ngoài, đầu tư theo kiểu buôn bán hơn là chú trọng đào tạo.
CEO Premier League Mark Bullingham rất ủng hộ nhà nước Anh can thiệp để sáu CLB Anh không đi quá xa. Ảnh: AFP |
Vấn đề quan ngại thứ hai là sáu CLB lớn của Anh cũng đang ngấm ngầm theo đuổi giải Super League ly khai với UEFA dành cho những CLB siêu giàu có của châu Âu. Nếu mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát, chính phủ Anh sẽ dùng quyền lực chọn lọc để ngăn chặn.
Vừa qua khi CLB giàu truyền thống của Anh, MU bị giới tỉ phú nước ngoài xâu xé khi CLB bị ông chủ Mỹ rao báo. Và từ chuyện này, chính phủ Anh đã đưa ra quan điểm “không ngoại trừ khả năng, chính phủ Anh sẽ... quốc hữu hóa MU” rồi sau đó tìm đối tác tin tưởng giao lại.
Bốn, năm năm về trước khi sáu CLB Anh đòi gia nhập giải đấu ly khai Super League, lập tức Thủ tướng Anh bấy giờ là Boris Johnson lên tiếng phản ứng “bóng đá là trò chơi quảng đại của quần chúng, nó phải xuyên suốt như thế”. Và cuối cùng sáu CLB ông lớn Anh đều rút lui ý đồ tham gia Super League. Bây giờ, thủ tướng Sunak đang gặp vấn đề tương tự...