vĐồng tin tức tài chính 365

Cách NSJ chiếm thế độc quyền đấu thầu thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh

2023-02-27 03:00

Ba Nga cùng 10 người vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can còn lại bao gồm: Lê Long Hải và Lê Đại Tấn (Giám đốc và nhân viên quan hệ khách hàng khu vực 3 của NSJ); Trần Ngọc Thắng và Trần Thị Thanh Xuân (đều là cựu Tổng giám đốc MQF), Ngô Mạnh Hùng (Phó tổng giám đốc MQF), Phạm Việt Anh (phó phòng dự án MQF), Hoàng Thị Minh Tâm (nhân viên phòng dự án MQF), Vũ Ngọc Minh (Giám đốc Công ty Gia Lộc), Hà Thị Thu Huyền và Phạm Đức Chính (đều là thẩm định viên Công ty Gia Lộc).

Bốn cựu cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh bị đề nghị truy tố cùng tội danh là: bà Vũ Liên Oanh (giám đốc Sở), ông Ngô Vui (trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính), Hà Huy Long (phó Phòng Kế hoạch tài chính), Phạm Thị Hạnh (phó phòng Kế hoạch Tài chính).

Từ năm 2016 đến 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh là chủ đầu tư 6 dự án mua sắm trang thiết bị giáo dục cho các trường mầm non, tiểu học. Bà Oanh với cương vị Giám đốc Sở là đại diện chủ đầu tư.

Theo kết luận điều tra, bà Nga thông đồng với bà Oanh từ khâu đề xuất chủ trương đầu tư dự án đến lập dự toán, thẩm định giá để NSJ và các công ty "quân xanh" được trúng thầu. Các công ty của bà Nga sau đó trúng 6 gói thầu trị giá hơn 636 tỷ đồng.

Thiết bị giáo dục đều được NSJ nhập khẩu trước khi chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để tạo lợi thế cạnh tranh và độc quyền hàng hoá. Nhằm che giấu lợi nhuận thực tế, bà Nga ký hợp đồng với các công ty trung gian ở nước ngoài để nâng khống giá trước khi đưa về Việt Nam.

Hoàng Thị Thuý Nga trong phiên toà mới đây tại TP HCM. Ảnh: Hải Duyên

Hoàng Thị Thuý Nga trong phiên toà mới đây tại TP HCM. Ảnh: Hải Duyên

Hợp đồng thứ nhất, giữa hãng sản xuất với công ty trung gian thể hiện giá gốc mà hãng sản xuất công bố. Hợp đồng thứ hai, giữa công ty trung gian với nhóm Công ty NSJ và MQF do bà Nga chi phối, trong đó giá mua, bán được nâng lên nhiều lần so với giá gốc. Khi hàng về tới Việt Nam, các công ty của bà Nga tiếp tục mua, bán lòng vòng để nâng giá một lần nữa, cơ quan điều tra cáo buộc.

Từ các kế hoạch vạch ra, bà Nga vạch ra quy trình đấu thầu 93 bước. Do 6 gói thầu đều tổ chức bằng hình thức đấu thầu rộng rãi, bà Nga yêu cầu NSJ lập hồ sơ dự thầu với vai trò quân chính và song sử dụng thêm 2-3 "quân xanh". Các chi phí "không hợp lệ" được cho phép chiếm khoảng 30% giá trị hợp đồng. Nó được hợp thức hoá trong sổ sách là tư vấn, xử lý tư vấn, tư vấn dự án huỷ..., nhưng thực chất chỉ là "tiền chi lại quả các quan chức Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh". Mỗi gói thầu, sau khi trừ đi các chi phí "hợp lệ và không hợp lệ" phải đạt lợi nhuận 8-12%.

Với cách làm trên, sau khi trúng thầu, bà Nga bị cáo buộc ba lần đưa cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, tổng cộng 14 tỷ đồng; đưa Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Ngô Vui 14,8 tỷ đồng và Phó Phòng Kế hoạch Tài chính Hà Huy Long 1,8 tỷ đồng.

Cựu Giám đốc sở Vũ Liên Oanh. Ảnh: Sở Giáo dục Quảng Ninh

Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vũ Liên Oanh. Ảnh: Sở Giáo dục Quảng Ninh

Theo kết luận, từ khi nhập khẩu hàng hoá, bà Nga đã lựa chọn hàng hóa độc quyền để đối phó sau này. Tại thời điểm định giá trên thị trường không có các sản phẩm thiết bị tương tự như trong gói thầu nên không thể thực hiện việc định giá bằng phương pháp so sánh. Hơn nữa, các chứng cứ, tài liệu đã bị bà Nga chỉ đạo tiêu huỷ trước đó.

Tại cơ quan điều tra, bà Nga thừa nhận đã thống nhất với bà Oanh về việc lập dự án, đấu thầu, song không thừa nhận việc nâng giá sản phẩm từ nước ngoài thông qua các công ty trung gian, không chi tiền cho các cá nhân tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh như cáo buộc. Nhà chức trách đánh giá, lời khai trên của bà Nga chưa "ăn năn hối lỗi" nên cần xử lý nghiêm.

C03 kết luận, với vai trò là chủ đầu tư, được giao quản lý tài sản nhà nước, nhưng bà Oanh đã chủ mưu, cầm đầu cùng với Nga thực hiện hành vi phạm tội. Bà Oanh tạo điều kiện cho NSJ tự lập 6 dự án, trúng thầu. Vụ án đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 80 tỷ đồng.

Cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo biết rõ hành vi trên là trái pháp luật nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhằm giúp NSJ trúng thầu với giá ấn định từ trước. Bà Oanh còn 4 lần nhận tổng cộng 14 tỷ đồng sau khi thực hiện các gói thầu nên bị xác định là động cơ vụ lợi để làm trái quy định về đấu thầu.

Gia đình bà Oanh mong muốn trả 14 tỷ đồng để khắc phục hậu quả nhưng chưa thực hiện được. Do vậy, C03 đã kê biên 8 bất động sản rộng từ 60 m2 đến 347 m2 của bà Oanh để phục vụ thi hành án.

Bà Nga gần đây liên tục là bị cáo trong các vụ án vi phạm đấu thầu thiết bị giáo dục, y tế. Đầu tháng 1, trong vi phạm đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra tại AIC và Đồng Nai, cựu chủ tịch NSJ bị TAND Hà Nội tuyên phạt 12 năm tù về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 17/2, trong một vụ án xảy ra ở Sở Y tế Cần Thơ, bà Nga bị TAND TP HCM phạt 8 năm tù cùng vì vi phạm đấu thầu.

Phạm Dự

Xem thêm: lmth.1074754-hnin-gnauq-o-cud-oaig-ib-teiht-uaht-uad-neyuq-cod-eht-meihc-jsn-hcac/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cách NSJ chiếm thế độc quyền đấu thầu thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools