Sargassum là một chi tảo mơ màu nâu (rong biển) được tìm thấy ở các đại dương ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Nó còn được gọi là thủy triều vàng.
Loại rong biển này tạo thành những khối khổng lồ, giống như những hòn đảo nổi trải dài nhiều km. Những khối rong này là nơi trú ẩn và thức ăn cho chim, cá, rùa biển và động vật giáp xác.
Ngoài ra, nó còn là "ngôi nhà" độc quyền của một số loài như cá sargassum. Thường khi những "hòn đảo rong" này quá nặng, chúng sẽ chìm xuống đáy biển, trở thành nguồn thức ăn chính của các loài sống ở biển sâu.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sargassum ngày càng trở nên du mục khi nhiệt độ đại dương ấm lên, khiến nó nở rộ ở những vùng nước xa lạ. Nó cũng tăng trưởng mạnh do biến đổi khí hậu và dòng chảy chất dinh dưỡng từ sông Amazon và Mississippi.
Khối rong sargassum hiện đang trôi về phía Florida có thể bốc mùi đến tận trời cao, bởi sự pha trộn mạnh mẽ của trứng thối (khí hydro sunfua) phủ lên mùi biển mặn. Khi phân hủy, nó giải phóng carbon vào không khí, góp phần tạo ra lượng khí thải CO2 vốn đã quá cao của hành tinh.
Năm 2022 là năm sargassum bùng nổ kỷ lục, và năm 2023 thậm chí còn dữ dội hơn, vì rong biển già đóng vai trò như vật liệu gieo hạt cho vụ mùa tiếp theo.
Theo trang Southern Living, lượng sargassum rộng lớn hiện đang thống trị Đại Tây Dương đã tăng gấp đôi trong hai tháng liên tiếp, hiện ở mức khoảng 8,7 triệu tấn.
Ông Tom Mahady, giám đốc cứu hộ đại dương của thành phố Boynton Beach (Florida), nói với tờ USA Today: “Bãi biển của chúng tôi bị một tấm tảo khổng lồ có kích thước bằng cả một trung tâm mua sắm tràn vào. Thật không dễ chịu chút nào!".
Ở những nơi khác trên thế giới, các nhà khoa học phải nỗ lực phát triển những cách bền vững để giải quyết 'thủy triều vàng' sargassum.
“Loại rong biển này có rất nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy thật hợp lý khi chuyển đổi nó thành các sản phẩm hữu ích. Nhưng việc chuyển đổi này đòi hỏi phải kéo nó khỏi nước mặn, rửa sạch bằng nước ngọt và làm khô nó. Điều này khá tốn kém", giáo sư Mike Allen của Đại học Exeter và Phòng thí nghiệm hàng hải Plymouth, người đứng đầu dự án xử lý, nói với tờ The Guardian.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài rong biển Ulva, thường được gọi là rau diếp biển, làm nguồn quang hợp mới cho dòng điện, tạo ra các phân tử truyền electron đến một điện cực.
Xem thêm: mth.77063837072203202-adirolf-gnoc-nat-pas-os-gnad-gnav-ueirt-yuht/nv.ertiout