vĐồng tin tức tài chính 365

Tỷ giá biến động… không lạ

2023-02-28 04:23

Sóng lặng trong quãng ngắn

Cuối tuần qua, tỷ giá USD sáng 24/2/2023 trên thị trường ngân hàng tăng mạnh. Cụ thể, Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.630 - 24.000 VND/USD, tăng 40 VND/USD chiều mua và tăng 60 VND/USD chiều bán. Tại BIDV, Techcombank và Eximbank, giá bán được điều chỉnh tăng vọt lên, lần lượt là 24.010 VND/USD, 24.050 VND/USD, 24.020 VND/USD.

Trên thị trường tự do, tỷ giá USD tăng 33 VND/USD chiều mua và tăng 10 VND/USD chiều bán, được giao dịch quanh mức 23.833 VND/USD mua vào - 23.873 VND/USD bán ra.

Ngay từ đầu tuần, ngày 20/2/2023, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.646 VND/USD, tăng 7 đồng so với phiên liền trước. Tỷ giá bán giao ngay được cơ quan này duy trì niêm yết ở mức 24.780 VND/USD; tỷ giá mua giao ngay ở mức 23.450 VND/USD. Trên thị trường tự do, tỷ giá tăng 135 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 23.780 VND/USD và 23.830 VND/USD.

Đà tăng của tỷ giá được tiếp nối từ cuối tuần trước đó, ngày 17/2/2023, tỷ giá niêm yết tại Vietcombank tăng 125 đồng, trong khi tỷ giá trên thị trường tự do tăng 65 đồng, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tăng 0,52%, lên 23.580 VND/USD.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, một lãnh đạo cao cấp BIDV cho biết, diễn biến trên có khác với thực tế thị trường tháng 1/2023 khi tỷ giá USD/VND liên ngân hàng duy trì đà giảm từ tháng 12/2022, với mức giảm khoảng 60 điểm, từ quanh mức 23.520 xuống 23.430 - 23.460, quanh vùng tỷ giá mua giao ngay của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại (23.450).

Theo vị lãnh đạo BIDV, đà giảm của tỷ giá trong tháng đầu năm 2023 được hỗ trợ cộng hưởng bởi môi trường quốc tế thuận lợi khi đồng USD duy trì xu hướng giảm, chỉ số Dollar Index (DXY) giảm khoảng 1,5%, về quanh mức 102, chủ yếu do thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm bớt mức độ thắt chặt tiền tệ do lạm phát hạ nhiệt và kinh tế suy yếu - phản ánh rõ nét qua sự kém tích cực của chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch Covid-19 góp phần thúc đẩy dòng tiền tìm đến các tài sản rủi ro, thay vì đồng tiền trú ẩn là USD. Một số đồng tiền trong khu vực cũng tăng giá mạnh so với USD như THB (tăng 5,1%), MYR (tăng 3,1%), CNY (tăng 2,1%)...

Trong khi đó, môi trường trong nước có xu hướng tích cực. Cân đối cung - cầu ngoại tệ quay trở lại thặng dư lớn, ước đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, với điểm sáng ở cấu phần thặng dư thương mại (ước khoảng 3,6 tỷ USD) - chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu. Ngoài ra, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD có xu hướng tăng cao theo chu kỳ giai đoạn trước Tết Nguyên đán, qua đó góp phần hỗ trợ tỷ giá khi chi phí vốn nắm giữ USD bị đẩy lên.

“Trong bối cảnh tỷ giá có xu hướng giảm nhờ sự thuận lợi từ cả môi trường trong nước và quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã quay trở lại mua vào ngoại tệ để bồi đắp cho kho dự trữ ngoại hối vốn đã bị bào mòn trong năm 2022, với khối lượng bổ sung khoảng 3 tỷ USD”, vị lãnh đạo BIDV ước tính.

Giám đốc nguồn vốn một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, tỷ giá đã giảm trong tháng 1, nhưng vẫn được dự báo tăng trong tháng 2/2023, nên diễn biến tăng giá trong những ngày qua không phải là điều bất ngờ.

Cẩn trọng dấu hiệu hồi phục của đồng USD

Dự báo, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng trong tháng 2 tăng khoảng 0,5 - 0,7% so với cuối tháng 1.

Diễn biến thực tế trên thị trường cho thấy, tỷ giá đang có áp lực từ thị trường quốc tế. Mới đây, các quan chức của Fed đã có những nhận định đáng chú về chính sách tiền tệ; trong đó, mức lãi suất được kỳ vọng là 5,25%/năm - cao hơn kỳ vọng trước đó của thị trường, mặc dù họ nhấn mạnh rằng, Fed sẽ đưa ra quyết định dựa trên tình hình kinh tế chung.

Theo dữ liệu từ CME Group, xác suất Fed tăng lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm 2023 (tăng thêm 0,75%, lên 5,25 - 5,5%/năm) đang là 38% - từ mức 6% thời điểm 1 tháng trước. Nhờ vậy, đồng USD đã có 1 tuần tăng giá mạnh, khi chỉ số DXY tăng 0,7%, trong khi các đồng tiền chủ chốt đều mất giá so với USD như EUR giảm 1,08%, JPY giảm 0,13%...

Trong diễn biến có liên quan, vị giám đốc nguồn vốn nhận định: “Nguồn cung ngoại tệ trong nước đã chậm lại do yếu tố mùa vụ của kiều hối chậm dần, bởi cao điểm thường chỉ kéo dài 1 tháng trước Tết Nguyên đán. Cán cân thương mại sang tháng 2 dù đã tăng lên, nhưng trước đó, tháng 1 chỉ thặng dư hơn 600 triệu USD là yếu tố khiến tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá liên ngân hàng bật tăng”.

Theo vị lãnh đạo BIDV, những yếu tố tạo áp lực lên tỷ giá trong tháng 2 bao gồm áp lực từ môi trường quốc tế sau số liệu bất ngờ từ việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tăng mạnh trở lại và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong tháng 1 cho thấy, Fed sẽ có nhiều dư địa hơn để duy trì lãi suất ở mức cao (dự kiến, Fed sẽ tăng lãi suất tổng cộng 0,5%/năm trong 2 phiên họp vào tháng 3 và tháng 5 tới). Theo đó, đồng USD có khả năng phục hồi nhẹ, chỉ số DXY dự báo sẽ tiến đến vùng 104 - 104,5 vào cuối tháng 2.

Môi trường trong nước cũng là yếu tố chủ chốt đưa đến tỷ giá tăng, khi bắt đầu phát tín hiệu kém tích cực như hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu đã chậm lại rõ nét, kéo theo việc xuất khẩu trong thời gian tới chịu ảnh hưởng do đặc thù trung gian trong chuỗi giá trị của Việt Nam. Chênh lệch lãi suất VND - USD có xu hướng giảm (kỳ hạn 1 tuần dự kiến giảm 0,5 - 1%/năm, xuống 1 - 1,5%/năm), do thanh khoản VND dồi dào hơn.

“Thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã gia tăng mức độ dồi dào trong tháng 2 nhờ sự đóng góp của lượng tiền mặt lưu thông trở lại hệ thống ngân hàng theo chu kỳ sau Tết Âm lịch, bổ sung nguồn cung VND cơ bản cho hệ thống. Bên cạnh đó, cân đối huy động vốn - tín dụng theo đó cũng có xu hướng mở rộng trở lại khi tăng trưởng huy động vốn tích cực hơn, ước tăng cao hơn so với tín dụng khoảng 0,3 - 0,5%. Các ngân hàng thương mại tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn bổ sung qua kênh tiền gửi Kho bạc Nhà nước và kênh thị trường mở (OMO) của Ngân hàng Nhà nước. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua vào ngoại tệ trong giai đoạn đầu tháng, góp phần bổ sung nguồn cung VND cho thị trường”, vị lãnh đạo BIDV cho biết.

Vị giám đốc nguồn vốn nêu quan điểm: “Tỷ giá trong nước thường có xu hướng tăng trở lại theo yếu tố mùa vụ sau dịp Tết Nguyên đán”.

Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi của phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, nhiều chuyên gia kinh tế và lãnh đạo ngân hàng đều chung nhận định, khả năng tỷ giá tăng đột biến như giai đoạn trước là không lớn, trong bối cảnh yếu tố căn bản của môi trường quốc tế dự kiến chưa thay đổi. Đó là, Fed đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình tăng lãi suất; Trung Quốc vẫn đang trong tiến trình mở cửa kinh tế; trạng thái thâm hụt lớn của cung - cầu ngoại tệ có thể chưa quay trở lại.

“Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt với nhiều công cụ khác nhau để thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá trong nước. Theo đó, dự kiến tỷ giá USD/VND liên ngân hàng trong tháng 2 tăng khoảng 0,5 - 0,7% so với thời điểm cuối tháng 1. Rủi ro có thể xảy ra thiên về chiều hướng tăng mạnh nếu các số liệu kinh tế của Mỹ tốt hơn kỳ vọng (lạm phát CPI, bán lẻ...), khiến chu trình tăng lãi suất của Fed kéo dài hơn và ủng hộ xu hướng hồi phục của đồng USD kéo dài hơn”, vị lãnh đạo BIDV nói.

Xem thêm: lmth.329513tsop-al-gnohk-gnod-neib-aig-yt/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Tỷ giá biến động… không lạ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools