Hàng năm, theo quan niệm của người Việt, đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Cho đến đêm giao thừa, ông Táo sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.
Tại Hải Dương, nhiều gia đình đã tổ chức cúng ông Táo từ hôm nay (1.2, tức 22 tháng Chạp).
Tại tất cả các cây cầu bắc qua sông trên địa bàn TP.Hải Dương, từ nhiều ngày trước Công ty CP môi trường đô thị Hải Dương đã cho căng biển để tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: thả cá xin đừng thả túi ni lông
Việc cho in bảng biển tuyên truyền đã tác động sâu sắc đến ý thức người dân, tình trạng thả cá chép kèm theo túi ni lông đã giảm đáng kể
Tại các cây cầu là điểm người dân thả cá chép sau khi cúng ông Táo, Công ty CP môi trường đô thị Hải Dương cho đặt các thùng chứa rác để người dân bỏ túi ni lông
Người dân tới mép sông để thả cá chép vàng
Thay vì mang túi ni lông , một số người dân chứa cá trong xô nhựa rồi thả xuống dòng sông
Cầu Phú Tảo có độ cao tương đối so với mặt nước, người dân không lựa chọn thả cá chép ở bờ sông mà đứng trên cầu thả xuống
Cá chép được đựng trong chậu đổ thẳng xuống dòng sông
Sau khi thả cá, túi ni lông được người dân bỏ vào thùng chứa rác
Không chỉ thả cá, chân hương, tàn hương cũng được người dân thả xuống dòng sông
Giấy tiền, vàng mã, chân hương chìm nổi dưới dòng sông
Rất nhiều bát hương cũ sau khi dọn dẹp bàn thờ dịp cuối năm cũng được người dân ném xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường , mất mỹ quan, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trên sông
Việc thả bát hương xuống dưới dòng sông được coi là hủ tục, không còn phù hợp với xã hội hiện tại
Xem thêm: mth.358259241102042581-gnos-ioud-gnouh-tab-noc-nav-gnuhn-car-gnuht-oav-gnol-in-iut-ob-cuht-y-oat-gno-gnuc/nv.neinhnaht