vĐồng tin tức tài chính 365

Những ‘bảo mẫu’ của các sinh vật biển

2024-02-02 03:34
Những ‘bảo mẫu’ của các sinh vật biển- Ảnh 1.

Khánh Linh đang chăm sóc đàn cá mới sinh

Những người trẻ chọn nghề… "chơi với cá"

Nguyễn Khánh Linh (26 tuổi) là một trong những nhân viên chăm sóc cá trẻ tuổi của Thủy cung Lotte World Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng sự đam mê với các loài cá cảnh, Khánh Linh đã lựa chọn trở thành chuyên viên chăm sóc cá tại Thủy cung.

"Lịch trình mỗi ngày của những nhân viên chăm sóc cá là chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, làm sạch và thay nước trong bể. Vốn yêu các loài cá và thích được nhìn chúng bơi lội tung tăng nên càng làm tôi lại càng yêu thích công việc này", vừa chuẩn bị thức ăn cho cá, Khánh Linh vừa vui vẻ kể về công việc thường ngày của mình.

Cũng là một nhân viên chăm sóc sinh vật biển với tuổi đời còn rất trẻ, Nguyễn Thị Diễn (25 tuổi) chia sẻ cô có một niềm đam mê với các sinh vật dưới nước.

"Hàng ngày được chăm sóc những chú cá đáng yêu, nhìn chúng ăn, bơi lội và lớn lên khỏe mạnh, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, giống như được chữa lành và giải tỏa stress vậy! Đây cũng là động lực giúp tôi làm việc chăm chỉ mỗi ngày", Diễn hào hứng nói.

Khi chăm sóc cá, việc gặp một số khó khăn như vận chuyển thùng cá lớn, bê vác vật dụng nặng, hay lặn vào những bể sâu… là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, sự động viên, hỗ trợ nhiệt tình từ anh chị em đồng nghiệp và tình yêu thương đối với các loài sinh vật dưới nước đã trở thành động lực giúp Linh và Diễn vượt qua thử thách khi làm nghề.

Những ‘bảo mẫu’ của các sinh vật biển- Ảnh 2.

Tiết mục lặn đầy thử thách không làm khó được những người trẻ yêu nghề

Khác với Khánh Linh hay Diễn, anh Nguyễn Việt Hà (37 tuổi) lại có "cơ duyên" với nghề chăm sóc cá chỉ sau một lần đi thủy cung và nhận ra cảm hứng với những loài sinh vật biển.

"Với tôi, đây là một công việc rất đặc thù, đòi hỏi đam mê, tình yêu đối rất lớn đối với động vật. Vì thế giới dưới nước cũng bao gồm cả các loại cá dữ, nên nếu không có tình yêu thương động vật thì không thể làm được.", anh Hà khẳng định.

Những người "bảo mẫu" cần mẫn

Công việc chăm sóc hàng ngày đã tạo nên tình cảm gắn bó giữa các nhân viên chăm sóc cá và những "người bạn" nơi biển cả. Nhiều người cho rằng cá là loài động vật bậc thấp, nhưng khi trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc cho những chú cá nhỏ, mới thấy chúng cũng rất thông minh và có cảm xúc riêng.

"Trong bể chính có một con cá đuối chúng tôi nuôi từ khi còn rất bé. Giờ nó lớn hơn gấp nhiều lần, đặc biệt rất hài hòa với con người. Bạn cá đuối ấy ban đầu lúc mới về thủy cung rất nhạy cảm, thậm chí là không muốn ăn gì cả. Sau khi quan sát, chúng tôi nhận thấy trên cơ thể của bạn ấy có vết thương nên đã thực hiện điều trị, bổ sung vitamin.

Nhờ vậy mà bạn ấy đã hồi phục và lớn lên khỏe mạnh. Sau này, bạn ấy thậm chí còn dạn dĩ hơn so với các bạn cá đuối khác và rất thích bơi ra phía trước để chụp ảnh với du khách. Chúng tôi cảm thấy thật sự vui mừng và tự hào vì chú cá đuối rụt rè ngày nào giờ đây lại có thể trở nên thân thiện với khách tham quan tới như vậy", anh Hà kể.

Những ‘bảo mẫu’ của các sinh vật biển- Ảnh 3.

Mỗi ngày các nhân viên chăm sóc cá đều chuẩn bị thức ăn phù hợp cho từng loài

Để chăm sóc tốt cho các sinh vật biển, theo anh Hà, những người làm công việc này rất cần sự tỉ mỉ, cẩn thận. Khi theo dõi cả một bể cá lớn, cần quan sát kỹ con nào bị bệnh hoặc có triệu chứng bất thường để cách ly kịp thời, tránh ảnh hưởng tới những con khác.

Bên cạnh đó, khâu chuẩn bị thức ăn cho cá cũng phải đảm bảo vệ sinh, chế biến phù hợp với từng loài. Trước khi lặn xuống bể cũng phải trang bị đồ bảo hộ thật kỹ càng.

"Dù cho cá ăn là công việc hàng ngày, nhưng không vì thế mà chúng tôi được phép chủ quan, lơ là. Khi cho cá ăn, thợ lặn phải rất tập trung, không chỉ để mang đến những màn biểu diễn ấn tượng cho khách tham quan, mà cũng là để giữ an toàn cho chính bản thân mình và đồng nghiệp.

Ví dụ, cá mú khi ăn sẽ há mồm và hút rất mạnh, có thể hút cả tay. Ngoài ra, một số loài có tính lãnh thổ cao như cá sấu hỏa tiễn hoặc có lực cắn mạnh như cá mập nếu không chú ý rất có thể sẽ gặp nguy hiểm", anh Hà nhấn mạnh.

Những ‘bảo mẫu’ của các sinh vật biển- Ảnh 4.

Anh Hà và đồng nghiệp chuẩn bị đầy đủ thiết bị bảo hộ trước khi biểu diễn lặn cho cá ăn

Trong những ngày lễ tết sắp tới, khi mà hầu hết mọi người đều dành thời gian cho gia đình và nghỉ ngơi đón chào năm mới thì các nhân viên chăm sóc cá vẫn thực hiện công việc để đảm bảo việc chăm sóc chu đáo cho các sinh vật biển và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách tham quan.

Chia sẻ về công việc trong những ngày Tết sắp tới, anh Hà cho biết: "Dù ngày nghỉ hay lễ Tết thì công việc này vẫn phải duy trì. Đây cũng là điều minh chứng rằng Thủy cung Lotte World Hà Nội luôn cố gắng đảm bảo chăm sóc tốt nhất cho các loài sinh vật dưới nước, hướng đến mục tiêu không chỉ là nơi tham quan giải trí, mà còn đóng vai trò là một tổ chức chuyên môn, tích cực góp phần bảo tồn hệ sinh thái biển cũng như các loài sinh vật biển".

Được biết, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủy cung Lotte World Hà Nội sẽ hoạt động tới 18h ngày 30 Tết (ngày 9-2) và mở cửa đón khách trở lại từ 12h ngày mùng 2 Tết (ngày 11-2).

Xem thêm: mth.23112017110204202-neib-tav-hnis-cac-auc-uam-oab-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những ‘bảo mẫu’ của các sinh vật biển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools