vĐồng tin tức tài chính 365

Đào tạo lái ô tô tại Việt Nam và các nước còn khác biệt ra sao?

2024-02-02 07:14
Thí sinh thi tại một trung tâm sát hạch lái xe TP.HCM - Ảnh minh họa: CHÂU TUẤN

Thí sinh thi tại một trung tâm sát hạch lái xe TP.HCM - Ảnh minh họa: CHÂU TUẤN

Điều này là không phù hợp cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn đào tạo lái xe trên thế giới, cũng như giáo dục nghề nghiệp nước ta hiện nay.

Học tập là cá nhân trong đào tạo lái xe ô tô

Từ những năm 1970, tâm lý học giáo dục đã chứng minh rằng con người ta khác nhau về cách thức, tốc độ và hiệu quả học tập do những đặc điểm cá nhân. Ngày nay, học tập cá nhân hóa đang là xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo nói chung.

Học tập cá nhân hóa giúp đáp ứng nhu cầu và phù hợp với kinh nghiệm cá nhân, từ đó làm tăng động lực, hứng thú học tập và phát huy tối đa tiềm năng mỗi người. Để làm được điều này, nội dung, phương pháp và nhịp độ học tập được người dạy tùy chỉnh theo từng cá nhân người học sao cho đảm bảo được mục tiêu, tiêu chuẩn quy định.

Đào tạo lái ô tô, đặc biệt là thực hành, thường được tổ chức từng người hoặc nhóm nhỏ nên rất thuận lợi để cá nhân hóa học tập.

Trong cuốn sách Kỹ năng dạy thực hành cho giáo viên lái xe (John Miller, 2017), tài liệu chính thức dùng cho đào tạo giáo viên lái xe (ADI) của Anh, các đặc điểm của tiến trình học lái xe được xác định gồm (1) Học tập là cá nhân, (2) Học tập là bối cảnh, (3) Học tập là liên hệ, (4) Học tập là phát triển, (5) Học tập là dựa trên kinh nghiệm.

Ở nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới, nội dung và thời gian đào tạo lái xe do các giáo viên dạy lái xe cá nhân hoặc trường dạy lái xe tự xây dựng theo hướng cá nhân hóa.

Chỉ đào tạo những năng lực mà người học chưa có

Thi thực hành trên sa hình - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thi thực hành trên sa hình - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại nước ta, đào tạo lái ô tô hiện thuộc giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp. Quy định về đào tạo trình độ này yêu cầu khi bắt đầu khóa học và trước khi học từng mô-đun, giáo viên phải "đánh giá năng lực người học" để "chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp". 

Đồng thời, chỉ giảng dạy những kiến thức, kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô-đun "mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo."

Đây chính là học tập cá nhân hóa và cũng có ở đào tạo lái xe nhiều nước phát triển, được gọi là Công nhận việc học trước đây (Recognition of Prior Learning - RPL) và Công nhận năng lực hiện tại (Recognition of Current Competencies - RCC).

Tiến trình học tập của mỗi học viên lái xe sẽ được thiết kế dựa trên các kết quả kiểm tra RPL vào đầu khóa học. Trong thời gian học, học viên có thể được kiểm tra RCC để rút ngắn thêm thời gian và chương trình học, thậm chí là có thể đăng ký sát hạch lấy GPLX luôn. Tức là giỏi, có năng khiếu thì thoải mái học vượt.

Đáng tiếc là đào tạo lái ô tô Việt Nam lại chưa thực hiện quy định cũng như tiếp thu những tiến bộ nêu trên. Toàn bộ chương trình đào tạo là "cứng" và còn kiểm soát chặt chẽ thời gian học, km xe chạy bằng thiết bị điểm danh, DAT.

Khi thước đo trở thành mục tiêu

Về lý thuyết, kỹ sư ô tô cũng không được miễn học môn Cấu tạo và sửa chữa thông thường ô tô, hay cử nhân luật cũng không được miễn môn Pháp luật giao thông đường bộ. Dù một trong hai văn bằng đó lại là yêu cầu về trình độ chuyên môn của giáo viên dạy cả 5 môn lý thuyết lái ô tô.

Thậm chí, còn phải học, kiểm tra và sát hạch lại Pháp luật giao thông đường bộ mỗi lần nâng hạng giấy phép lái xe, với cùng một chương trình môn học, giáo trình và bộ câu hỏi sát hạch.

Về thực hành, dù có kinh nghiệm hay được đào tạo trước đó thì vẫn phải học như người chưa biết gì. Chẳng hạn, học sinh, sinh viên ngành công nghệ ô tô ít nhiều đều được tập lái tại chỗ ở xưởng hoặc lái xe trong sân trường.

Ngoài ra, chương trình đào tạo "cứng" sẽ làm cho giáo viên hầu như không thể giảng dạy cá nhân hóa được, cả về nội dung, phương pháp dạy học cho dù là với chỉ một học viên. Giáo viên và người học sẽ ưu tiên đạt được số giờ, số km quy định để đủ điều kiện hoàn thành khóa học và được đăng ký sát hạch.

Tức là thước đo đã trở thành mục tiêu, mà "Khi một thước đo trở thành mục tiêu thì nó không còn tốt nữa" (định luật Goodhart).

Tiêu chuẩn quốc gia về đào tạo lái xe, có chưa?Tiêu chuẩn quốc gia về đào tạo lái xe, có chưa?

Lái xe là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự, an toàn xã hội nên rất cần có tiêu chuẩn để làm căn cứ cho đảm bảo chất lượng đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Xem thêm: mth.48835447162104202-oas-ar-teib-cahk-noc-coun-cac-av-man-teiv-iat-ot-o-ial-oat-oad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đào tạo lái ô tô tại Việt Nam và các nước còn khác biệt ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools