vĐồng tin tức tài chính 365

Kiều bào ly hương nhưng không ly tổ

2024-02-02 09:40
Kiều bào trải nghiệm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh: HỮU HẠNH

Kiều bào trải nghiệm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên - Ảnh: HỮU HẠNH

Chương trình diễn ra trong hai ngày 1 và 2-2 (22 và 23 tháng chạp). Trong ngày đầu tiên, các đại biểu kiều bào đã dâng hương tưởng niệm vua Hùng tại Công viên văn hóa - lịch sử dân tộc (TP Thủ Đức), đi thử tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tham quan tầng cao nhất tòa nhà Landmark 81, tham quan TP.HCM bằng xe buýt hai tầng... 

Nhiều kiều bào bày tỏ xúc động và mong muốn đóng góp cho quê hương.

Định hình bản sắc Việt Nam

Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó giáo sư chuyên ngành nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại ĐH UC Davis (Mỹ) Kiều Linh Caroline Valverde cho biết dù thường xuyên về Việt Nam để phục vụ việc nghiên cứu, bà vẫn rất bất ngờ với tốc độ phát triển hạ tầng của Việt Nam trong khoảng 10 năm qua. 

Kể về trải nghiệm đi thử tuyến metro số 1, bà Linh cho biết đã rất vui mừng được trực tiếp trải nghiệm một phần cột mốc lịch sử khi Việt Nam sắp sở hữu tuyến tàu điện ngầm.

Tuy nhiên, bà Kiều Linh lưu ý chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề quy hoạch và định hình bản sắc quốc gia. 

Bà chỉ ra rằng dù Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, lợi thế này rồi sẽ kết thúc. Do đó, nước ta cần có kế hoạch phát triển lâu dài mà trong đó hai yếu tố trên đóng vai trò chủ chốt.

Việt Nam cần tự hỏi bản thân là ai, muốn bạn bè quốc tế và người dân trong nước nhìn nhận về mình như thế nào. 

Nói cách khác, Việt Nam cần định rõ cho mình một bản sắc qua việc trả lời các câu hỏi sau: Việt Nam kết nối với các ngành kinh tế thế nào, ngành kinh tế nào phản ánh bản sắc Việt Nam, cách người dân tham gia vào ngành kinh tế đó và thực tế người dân đang tiêu thụ sản phẩm dán mác Việt Nam như thế nào.

Theo bà, nếu Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cùng làm với nhau, không có gì Việt Nam không làm được. 

"Việt Nam sẽ đại diện cho thế giới về một cách phát triển kinh tế mới, rất Việt Nam - bà nói và nhấn mạnh - Việt kiều và người nước ngoài đều quan tâm điều gì khiến Việt Nam đặc biệt. Đây mới chính là những điều thu hút được đầu tư vào nước ta, chứ không phải các tòa cao ốc nơi các nước đều có thể xây dựng".

Việt Nam đã trở thành nơi tập trung đầu tư lớn

Ông Lê Văn Duyên, kiều bào tiêu biểu tại TP Sacramento (bang California, Mỹ), tâm sự với Tuổi Trẻ: "Tuy rằng chúng tôi xa quê hương nhưng chúng tôi luôn nghĩ về Tổ quốc, tổ tiên. Chúng tôi ly hương nhưng chúng tôi không ly tổ".

Theo ông Duyên, cộng đồng Việt kiều tại Mỹ rất háo hức trước các triển vọng đầu tư khởi phát từ những thỏa thuận được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ trong khuôn khổ chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9-2023. 

Ông khẳng định kiều bào vẫn đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán để xúc tiến những thỏa thuận trên. Ở chiều ngược lại, ông hy vọng chính quyền các cấp sẽ thường xuyên lắng nghe những ý kiến, đóng góp của kiều bào cho đất nước.

Cũng như ông Duyên, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam thủ đô Bangkok Nguyễn Văn Minh khẳng định: "Việt kiều sống tại Thái Lan cũng như các nơi khác trên thế giới luôn nhớ về nguồn, muốn đầu tư hoặc phát triển cho quê hương. Nhiều người cao tuổi cũng muốn về Việt Nam sinh sống".

Tuy nhiên, ông Minh cho biết một số bất cập liên quan đến quyền sở hữu tài sản của kiều bào tại Việt Nam đang khiến một bộ phận Việt kiều còn e dè khi đầu tư trở lại quê hương. Việc có cơ chế riêng liên quan đến sở hữu tài sản cho đối tượng này sẽ góp phần giúp các Việt kiều mạnh dạn đầu tư về Việt Nam hơn.

Ngoài ra, ông Minh đánh giá tiềm năng phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM là vô cùng tốt. Việt Nam đã trở thành nơi tập trung đầu tư lớn, với nhiều chi nhánh ngân hàng quốc tế lớn. Nếu xây dựng được trung tâm tài chính quốc tế, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc quyết định làm ăn tại Việt Nam.

Quảng bá Việt Nam với bạn bè thế giới

"Là một người Việt Nam ở Thụy Sĩ, tôi mong muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè nước sở tại. Tôi thường phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ tổ chức các hoạt động giao lưu kinh tế, quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam, các hoạt động kết nối con người Việt Nam - Thụy Sĩ" - bà Nguyễn Thu Trang, tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sĩ và kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình, tự hào chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Theo bà Trang, Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và đây là chủ đề rất được các nhà đầu tư, bao gồm cả kiều bào và người nước ngoài, quan tâm. Tốc độ phát triển của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực châu Á với nhiều tiềm năng và vị trí thuận lợi. Ngoài ra, những thay đổi có lợi trên trường quốc tế cũng góp phần làm tăng sự quan tâm với Việt Nam trong mắt nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Trong năm 2024, bà Trang và Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Thụy Sĩ sẽ tiếp tục tổ chức chương trình thường niên Vietnam Day (Ngày Việt Nam). Sự kiện này sẽ tập trung thảo luận các chủ đề liên quan đến thương mại, công nghệ và đầu tư tại Việt Nam.

Thắt chặt tình kiều bào với quê hương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam tại nước ngoài Lê Thị Thu Hằng và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đoàn hơn 100 kiều bào tiêu biểu dâng hương tưởng niệm các vua Hùng - Ảnh: HỮU HẠNH

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam tại nước ngoài Lê Thị Thu Hằng và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đoàn hơn 100 kiều bào tiêu biểu dâng hương tưởng niệm các vua Hùng - Ảnh: HỮU HẠNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNV), cho biết chương trình Xuân quê hương - được tổ chức liên tục từ năm 1993 đến nay - đã trở thành "thương hiệu" mỗi dịp Tết đến xuân về; thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào, góp phần thắt chặt tình cảm giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương, đất nước.

Năm 2024 là lần thứ ba sự kiện Xuân quê hương được tổ chức ở TP.HCM. Không chỉ là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, TP.HCM còn là địa phương có nhiều dấu ấn về văn hóa, lịch sử và là địa phương có số lượng kiều bào đứng đầu cả nước với khoảng 2,8 triệu người. Lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2023 đạt gần 9,5 tỉ USD, tăng cao nhất trong 10 năm qua.

Bà Hằng cho biết một điểm nhấn của Xuân quê hương 2024 là trong chương trình giao lưu nghệ thuật tối 2-2, tại khuôn viên hội trường Thống Nhất, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ chúc Tết bà con kiều bào trên toàn thế giới và đánh trống khai hội mừng xuân. Chương trình giao lưu nghệ thuật được dàn dựng công phu, không chỉ là lễ hội của kiều bào mà còn là của nhân dân TP và cả nước, thể hiện sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chương trình mang thông điệp: TP.HCM anh hùng, năng động, sáng tạo, luôn tiên phong trong chiến đấu và xây dựng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào cả nước, trong đó kiều bào ta ở nước ngoài, luôn đồng hành, chung tay cùng TP vượt qua mọi khó khăn, ngày càng vững bước đi lên, giữ vững vai trò đầu tàu phát triển của cả nước, xứng đáng là TP mang tên Bác Hồ kính yêu.

100 kiều bào tiêu biểu viếng vua Hùng, đi thử metro Bến Thành - Suối Tiên100 kiều bào tiêu biểu viếng vua Hùng, đi thử metro Bến Thành - Suối Tiên

Các hoạt động dành cho kiều bào nằm trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương năm 2024, do Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và UBND TP.HCM tổ chức trong hai ngày 1 và 2-2.

Xem thêm: mth.50105923210204202-ot-yl-gnohk-gnuhn-gnouh-yl-oab-ueik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kiều bào ly hương nhưng không ly tổ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools