vĐồng tin tức tài chính 365

103 năm chúng ta có nhật báo

2024-02-09 08:26

Mấy năm nay, ngành báo in sa sút vì sức lấn át của báo điện tử và mạng xã hội. Người làm báo như tôi không khỏi ngậm ngùi.

Lịch sử nghề báo ở nước ta tuy chưa sâu dày như nhiều nước phát triển khác nhưng cũng đã trên trăm năm. Đầu tiên là tờ Gia Định Báo ra đời vào tháng 4-1865, tới nay đã 159 năm; tờ nhật báo đầu tiên ra đời năm Tân Dậu 1921, cách nay 103 năm.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 1.

Ngày xuân thư thả, xin hầu chuyện độc giả về sự ra đời của tờ báo nhật báo đầu tiên này, cũng lắm "éo le" chớ chẳng chơi.

Và xin các bạn lưu ý cho, "nhựt báo" hay "nhựt trình" trong tiếng Việt ở Sài Gòn có nghĩa là tờ báo, không phải là báo ra hằng ngày như chúng ta sử dụng chữ "nhật báo" thời nay.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 2.

Năm 1881, Luật Báo chí của Pháp (Luật 1881) ra đời, áp dụng ở nước Pháp và các thuộc địa của Pháp. Luật quy định một tờ báo muốn ra đời phải "báo trước cho chánh quyền (khi ấy là Biện lý cuộc) trước 24 tiếng đồng hồ.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 3.

Đến năm 1898, nghị định bổ sung Luật Báo chí (Luật 1898) "dành cho các thuộc địa của Pháp", muốn xuất bản một tờ báo không phải tiếng Pháp, ngoài việc tuân thủ Luật 1881, còn phải:

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 4.

Tờ báo quốc ngữ đầu tiên "chết" vì Luật 1898 là tờ Phan Yên Báo. Báo Nam Kỳ số 65 ra ngày 19-1-1899 mục Tiểu Tự viết "có một tờ nhựt báo quấc ngữ, đặt hiệu là Phan Yên Báo, mới ra được vài số đầu.

Nhơn dịp ấy, ta xin tặng chúc cho tờ nhựt báo mới nầy được bá niên phát đạt". Cũng trên báo Nam Kỳ số 83 ra ngày 1-6-1899, trong bài trả lời cho độc giả TX ở Bảy Xàu, có viết "Nhà nước đã cấm không cho in nhựt trình Phan Yên nữa và chủ nhơn nhựt trình ấy đã qua đời rồi…".

Những dòng này xác định Phan Yên Báo ra đời vào những tháng cuối năm 1898 và chết sau Luật 1898. Chủ nhân báo là ai thì tới nay không ai biết.

Năm 1917, khi trở thành Toàn quyền Đông Dương lần thứ hai, ông Albert Sarraut với chủ trương "xem xét sự độc lập cho xứ Đông Pháp" đồng thời vận động "trí thức bản xứ tham gia vào các hoạt động văn hóa" đã hé mở cánh cửa cho báo chí. Chỉ trong vòng ba năm ngồi ghế Toàn quyền, ông đã cho báo chí tiếng Việt được:

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 5.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 6.

Tờ nhật báo đầu tiên ra ngày 1-10-1921

Trong hai năm 1917 - 1918, ông đã ký giấy phép cho một loạt báo quốc ngữ có chủ nhân là người Việt ra đời như các tờ An Hà Nhựt Báo ở Cần Thơ - chủ nhiệm là ông Trần Đắt Nghĩa, ở Sài Gòn có các tờ Công Luận Báo - tổng lý là ông Nguyễn Kim Đính, Nữ Giới Chung - tổng lý là ông Trần Văn Chim, Đại Việt tạp chí ở Long Xuyên - ông Hồ Văn Trung làm chủ nhiệm, Nam Trung Nhựt Báo ở Sài Gòn - ông Nguyễn Văn Của làm chủ nhiệm…

Kể từ đó, báo chí quốc ngữ mới có chủ báo là người Việt.

Báo Lục Tỉnh Tân Văn số 522 ra ngày 7-3-1918 vui mừng viết: "Vẫn từ khi có báo văn chương quấc âm đến nay, chánh phủ hằng buộc các báo quán phải phiên dịch những bài đam trình cho phòng kiểm duyệt xem xét, thật rất tốn kém vô cùng.

Nay quan Nguyên soái mới định rằng các báo quấc âm không cần gì phải phiên dịch các bài, miễn là đem các bài đến trình trước cho ông Boseq xem thì đủ. Chánh phủ mà trí cử ông Boseq để kiểm duyệt các báo thiệt rất xứng đáng lắm, vì ngài thông thạo tiếng Annam và hiểu biết phong tục xứ nầy…".

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 7.

Năm 1918, để giúp cho nước Pháp chống Đức quốc xã, A. Sarraut đã tổ chức một cuộc bán công trái phiếu rộng khắp Đông Dương. Báo chí Sài Gòn tờ nào, số nào cũng in tờ công trái ngay cột một trang 1.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 8.

Hội Nam Kỳ báo chương ủng hộ cuộc vận động này bằng cách tổ chức một đợt hát cải lương để quyên góp, do Hội Nam Kỳ báo chương trực tiếp đứng ra tổ chức.

Dân chúng gọi gánh cải lương nầy là "Gánh bầu Rô". Rô là cách người Việt gọi tên ông Toàn quyền.

Tiếng gọi là cải lương nhưng khi diễn giống như kịch nói ngày nay pha chút múa may của hát bội và diễn viên hát những cổ bản như Giang Nam, Lưu thủy hành vân… trên nền dàn đờn cổ nhạc thuở ấy gọi là "ca ra bộ".

Thời điểm ấy chưa có bản vọng cổ (tới năm 1920 mới có bài Dạ cổ hoài lang). Tuồng cải lương biểu diễn là tuồng Gia Long phục quốc do hai nhà báo Đặng Thúc Liêng và Nguyễn Viên Kiều hợp soạn.

Diễn viên cũng hầu hết là nhà báo như Nguyễn Viên Kiều (chủ bút Nam Trung Nhựt Báo) vai Vê Rô (Bá Đa Lộc), Nguyễn Chánh Sắt (chủ bút báo Nông Cổ Mín Đàm) vai Lê Văn Duyệt, Hồ Văn Trung (tức nhà văn Hồ Biểu Chánh), chủ nhiệm Đại Việt tạp chí, vai Lý trưởng, Nguyễn Kim Đính (tổng lý Công Luận Báo) vai dân làng…

Nhạc công thì có Ký Quờn (Trần Quang Quờn) - thơ ký tòa án Vĩnh Long, Ký Hiệp - nghiệp chủ Sài Gòn, Cao Quỳnh Cư - thơ ký hãng xe lửa, Ba Thảo - nghiệp chủ Mỹ Tho... Vì có sự ủng hộ của Albert Sarraut nên "gánh Bầu Rô" đi biểu diễn khắp lục tỉnh dưới sự hỗ trợ của các nhân sĩ, trí thức, phú hào và giới tai to mặt lớn ở mỗi địa phương. Buổi diễn đầu tiên vào đêm

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 9.

20-10-1918 tại Nhà hát Tây (Nhà hát thành phố hiện nay), qua đêm 21-10 diễn tại rạp Eden trong Chợ Lớn, đêm 22-10 diễn ở rạp Hội đồng Ngàn trong Gò Vấp… Sau đó, gánh hát đã đi biểu diễn khắp lục tỉnh mỗi tuần hai suất, sốt mấy tháng ròng cho đến hết tháng 11-1918 mới rã.

Việc gánh cải lương này rã đám có nguyên nhân xa là sự lục đục trong nội bộ các báo. Chủ bút Lê Hoằng Mưu và phụ bút Tùng Lâm Lê Cương Phụng của Lục Tỉnh Tân Văn lời qua tiếng lại với ông Lê Sum, rồi Nguyễn Tử Thức, chủ bút Nam Trung Nhựt Báo, với ông Nguyễn Kim Đính, tổng lý Công Luận Báo, với ông Nguyễn Chánh Sắt, chủ bút báo Nông Cổ Mín Đàm… toàn là những gương mặt chánh trong gánh cải lương.

Và các cuộc cãi cọ này kết thúc bằng một bài điều tra của Cao Thổ Hùng, phụ bút Lục Tỉnh Tân Văn, về việc "thâm lạm công quỹ" trong cuộc hát ủng hộ quốc trái. Bài viết chỉ đích danh ông Nguyễn Văn Của, chủ nhiệm tờ Nam Trung Nhựt Báo, là "gương mặt đen".

Báo viết "… tệ báo vì nhơn tâm bất phục, dư luận đàm tiếu có nài xin M. Albert Sarraut buộc M. Nguyễn Văn Của phải đăng báo sổ thâu xuất về cuộc hát trong kỳ quấc trái thứ tư, là sổ thâu xuất đã để nằm nơi bàn thủ bổn từ ấy những giờ, là sổ thâu xuất mà không ai thấu đặng…".

Ông Nguyễn Văn Của lúc đó là đương kim chủ tịch Hội Báo chương Nam Kỳ, trưởng ban tổ chức cuộc hát và là người giữ tiền quỹ, đồng thời là người tổ chức các buổi biểu diễn ở khắp Nam Kỳ.

Bị buộc tội "thâm lạm tiền quỹ" ông Của cay lắm. Không rõ tờ Nam Trung Nhựt Báo của ông có cãi cọ gì không (vì tôi chưa đọc được mấy tờ báo đó), nhưng các buổi diễn vào tháng 12-1918 tại rạp Cô Ba Ngoạn (bà nội của nghệ sĩ Kim Cương) phải trả lại vé vì không hát được và cuộc hát này cũng chấm dứt.

Chỉ biết ông Của cay nhưng đành "cắn răng" chịu để chờ thời!

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 10.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 11.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 12.

Ông Nguyễn Văn Của là ai?

Người đời nay, phần lớn đều biết cái tên này qua những cuốn sách cũ in đầu thế kỷ 20.

Theo ông Nguyễn Liên Phong, trong tác phẩm Điếu cổ hạ kim thi thập xuất bản lần đầu năm 1915 tại Sài Gòn thì ông Nguyễn Văn Của người làng Nam Chơn - Tân Định, thứ năm trong gia đình có tám anh em, con bà Tô Thị Loan và ông thông ngôn Nguyễn Văn Giao.

Cha mất sớm, ông Của làm việc tại một hãng buôn Pháp và được thưởng Huyện hàm (theo Cao Tự Thanh). Có tài liệu khác thì cho rằng ông Của bắt đầu sự nghiệp bằng cách học nghề in ở nhà in Phát Toán.

Suy đoán, có thể ông Của có gốc miền Trung và cha của ông đã được người Pháp đưa vô Sài Gòn năm 1858, sau đó cho định cư ở khu bờ thành Gia Định, khu vực mà người Sài Gòn hồi ấy gọi là "khu đất Thánh Chà" tức nghĩa địa, sau nhiều lần đổi tên nay là Tân Định.

Có lẽ nhờ làm việc trong hãng buôn mà ông Của "nhạy" trong vấn đề kinh doanh và cái chức "huyện hàm" có trong tay là nhờ "gắn bó" với chánh quyền Pháp. Chị gái ông có chồng sĩ quan Pháp, còn em trai của ông thì làm thơ ký tại dinh Thượng thơ, cơ quan quản lý các tỉnh và giúp việc cho thống đốc Nam Kỳ.

Tới khi ông Của xin ra làm chủ báo thì con trai đầu của ông đang là sĩ quan tham gia Đệ nhứt thế chiến trên chiến trường Pháp. Ông con này tên Nguyễn Văn Xuân, là sĩ quan người Việt đầu tiên trong quân đội Pháp, về sau đeo lon tướng và từng có thời gian làm thủ tướng Cộng Hòa tự trị Nam Kỳ.

Ông Của chịu tiếng xấu không bao lâu thì dịp may tới. Hãy đợi đấy!

Đầu tháng 5-1919, có lẽ do tuổi già sức yếu không quản nổi tờ báo nữa, nên chủ báo Lục Tỉnh Tân Văn là ông F. H. Schneider đã giao lại quyền quản lý tờ báo cho ông Marty, trùm mật thám Đông Dương, lúc này đang là chủ nhiệm tờ Nam Phong ở Hà Nội, kiêm nhiệm tờ Lục Tỉnh Tân Văn.

Song chỉ một tháng ngắn ngủi, Marty cũng chịu không nổi vì xa xôi và có lẽ cả vấn đề tiền bạc không quản được, bèn sang lại tờ báo. Và người lẹ tay sang lại tờ Lục Tỉnh Tân Văn chính là ông Nguyễn Văn Của.

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 13.

Theo luật thời bấy giờ, việc sang nhượng tờ báo là việc nội bộ nên dù là chủ báo nhưng cái tên trong giấy phép vẫn là người đã đứng ra xin phép. Do đó, ông Của dù là chủ nhưng chưa được đứng tên, mà chỉ là "người quản lý, kiêm chủ nhiệm, kiêm chủ bút".

103 năm chúng ta có nhật báo- Ảnh 14.

Đến ngày 22-6-1921, ông chủ báo Lục Tỉnh Tân Văn, doanh nhân chuyên nghề in, F. H. Schneider qua đời, đây là dịp để ông Của có cớ xin chuyển tên chủ tờ báo. Và từ sau ngày 22-6-1921, ông Của chánh thức là chủ tờ Lục Tỉnh Tân Văn và tờ Nam Trung Nhựt Báo.

Sau khi nắm cả hai tờ tuần báo, ông Của tính toán để đẩy mạnh việc phát hành báo chí rộng đi khắp Đông Dương, nên đã dành ba tháng để tổ chức mạng lưới phát hành, tổ chức in ấn và bộ máy nội dung.

Và tới ngày 1-10-1921, ông Của hợp nhứt hai tờ tuần báo Nam Trung Nhựt BáoLục Tỉnh Tân Văn. Tờ Lục Tỉnh Tân Văn xuất bản hằng ngày ra đời với lời rao:

"Từ trước nay, Nam Kỳ tuy có đủ thứ báo quốc âm song đều là tuần báo hoặc bán tuần báo thôi, chưa thấy có nhựt báo xuất hiện. Nay bổn báo mở tờ Lục Tỉnh Tân Văn là "nhựt báo".

Xin liệt vị, vì ích chung, xúm giúp sao cho bổn báo vững bền cho rỡ ràng xứ sở". Báo do ông Nguyễn Văn Của làm tổng lý, ông Lê Hoằng Mưu làm chủ bút, tòa soạn đặt ở số 153-155-157 Catinat (nay là Đồng Khởi), có bốn trang khổ lớn, bài vở khá phong phú.

Phụ bút (biên tập viên) gồm nhiều nhà báo có tiếng khi ấy như Tùng Lâm Lê Cương Phụng, Trần Văn Chim… Lục Tỉnh Tân Văn là một trong những tờ báo quốc ngữ ít ỏi tồn tại lâu nhất ở Sài Gòn. Báo đình bản khoảng cuối năm 1944 do có nhiều biến cố.

Nhưng từ đó mà người Sài Gòn, người Việt Nam đã có được thói quen đón đọc tờ nhựt trình mỗi ngày, có báo ra buổi sáng, có báo ra buổi chiều. Hơn trăm năm rồi đó đa...

-------------------------------------------------------------------------------

TRẦN NHẬT VY
VÕ TÂN

Xem thêm: mth.17873421142104202-oab-tahn-oc-at-gnuhc-man-301/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“103 năm chúng ta có nhật báo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools