vĐồng tin tức tài chính 365

Năm nào giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp?

2024-02-09 09:39
Năm nào giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp?- Ảnh 1.

Người dân TP.HCM chơi Tết - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Độ dài tháng Chạp là một chủ đề thú vị khi gần đây mạng xã hội xôn xao thông tin từ năm 2025 đến năm 2033, Việt Nam sẽ đón giao thừa vào 29 tháng Chạp, không phải 30 tháng Chạp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Vũ Lộc - nhà nghiên cứu lịch sử thiên văn và lịch pháp tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam - giải thích một tuần trăng, tức chu kỳ tròn khuyết của Mặt trăng, dài trung bình khoảng 29,53 ngày (tương đương 29 ngày 12 tiếng 44 phút) và dao động trong khoảng cộng trừ 7 tiếng.

Sở dĩ có sự xê dịch này là do quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất hay Trái đất quanh Mặt trời đều không tròn mà có hình bầu dục, nên các thiên thể đi trên quỹ đạo có khúc nhanh, khúc chậm.

Trong thế kỷ 21, độ dài tuần trăng dao động trong khoảng từ giá trị tối thiểu là 29 ngày 6 giờ 35 phút 4 giây (vào ngày 16-1-2053) đến giá trị tối đa là 29 ngày 19 giờ 32 phút 45 giây (vào ngày 27-11-2008).

Khi tính lịch, thời điểm Mặt trăng và Mặt trời giao hội, tức nằm về cùng một phía so với Trái đất, được gọi là điểm sóc. Âm lịch nước ta quy ước điểm sóc rơi vào ngày nào thì ngày hôm đó là mùng một đầu tháng. Các điểm sóc cách nhau những khoảng chính là tuần trăng.

Vì điểm sóc rơi vào ngày mùng một đầu tháng, nên nếu hai điểm sóc rơi vào hai ngày cách nhau 29 ngày thì tháng đó có 29 ngày, nếu cách nhau 30 ngày thì tháng đó có 30 ngày.

Ngoài ra, vì tuần trăng nào cũng dài hơn 29 ngày nên ta chỉ cần xét phần lẻ của tuần trăng cộng với điểm sóc đầu tháng xem có vượt quá 24 tiếng hay không là có thể biết tháng đó chỉ có 29 ngày hay là phải thêm một ngày thành 30 ngày.

Dưới đây là đồ thị của 1.237 điểm sóc diễn ra trong thế kỷ 21:

Năm nào giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp?- Ảnh 2.

Đồ thị của 1.237 điểm sóc diễn ra trong thế kỷ 21 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Lộc lý giải trong biểu đồ trên, trục tung là độ dài tuần trăng (chỉ biểu thị phần lẻ của 29 ngày) và trục hoành là điểm sóc bắt đầu tuần trăng đó.

Theo đó, các điểm sóc diễn ra sớm trong ngày mùng một lại cộng thêm phần lẻ tuần trăng không vượt quá 24 giờ sẽ nằm về bên trái đường giới hạn màu đỏ và được tô màu cam, tháng âm lịch đó sẽ chỉ có 29 ngày.

Ngược lại, các tháng âm lịch có tổng trên vượt quá 24 tiếng sẽ nằm về bên phải đường giới hạn và sẽ có 30 ngày.

Ví dụ, có thể thấy điểm sóc của ngày mùng một tháng Chạp năm Quý Mão vừa qua (11-1-2024) được tô màu đỏ nằm hẳn về bên phải đường giới hạn, nên tháng Chạp này có 30 ngày.

Cùng nhìn độ dài tháng Chạp trong 3 thế kỷ (20, 21 và 22) qua bảng bên dưới:

Năm nào giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp?- Ảnh 3.

Chữ "Đ" ở ô màu đỏ biểu thị những năm Việt Nam và các nước có múi giờ +8 như Trung Quốc, Hàn Quốc đều có tháng Chạp đủ. Chữ "T" ở ô màu xanh lá biểu thị những năm Việt Nam và các nước có múi giờ +8 có tháng Chạp thiếu. Các ô còn lại biểu thị tháng Chạp đủ, thiếu ở Việt Nam tương ứng với chữ "Đ", "T" nhưng có sự khác biệt so với nước có múi giờ +8 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Nhìn vào bảng, có thể thấy trong 3 thế kỷ (20, 21, 22) có hai chuỗi liên tiếp tháng Chạp đủ như 8 năm từ năm 1919 đến năm 1926 và 8 năm từ 2131 đến 2138.

Và có một chuỗi tháng Chạp thiếu là 8 năm từ 2025 đến 2033. Đồng nghĩa từ năm sau (2025) đến 2033, người dân Việt Nam sẽ đón giao thừa vào ngày 29 Tết.

Theo ông Lộc, một điều thú vị là hiện tượng chuỗi tháng Chạp thiếu 8 năm này từ 2025 đến 2033 chỉ xuất hiện với âm lịch Việt Nam, sử dụng múi giờ +7. Còn các nước sử dụng múi giờ +8 như Trung Quốc, Hàn Quốc... thì vào năm 2030, tháng Chạp sẽ không thiếu mà lại đủ.

Các trường hợp tháng Chạp theo lịch Việt Nam thiếu nhưng lịch một số nước múi giờ +8 như Trung Quốc lại đủ được đánh dấu bởi chữ "T" ở ô màu vàng trong bảng trên.

Ông Lộc giải thích ở các năm này, điểm sóc của tháng Giêng năm mới sẽ rơi vào sau 23h theo giờ Hà Nội (+7) và vẫn thuộc ngày hôm trước, trong khi lại tính là sau 0h ngày hôm sau theo giờ pháp định của các nước theo múi giờ +8, tức thuộc về ngày hôm sau.

Kết quả, nước ta sẽ ăn Tết sớm hơn các nước kia một ngày và tháng Chạp của âm lịch Việt Nam thiếu trong khi của các nước kia là đủ. Nghĩa là vào năm 2030, giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp, còn ở Trung Quốc rơi vào ngày 30 tháng Chạp.

Năm nào giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp?- Ảnh 4.

Một mâm cỗ cúng giao thừa vào ngày cuối cùng của tháng Chạp - Ảnh: KIỀU ANH PHONG

Ngày cuối tháng Chạp của Việt Nam và Trung Quốc có khi lệch cả tháng

Ngày Tết của Việt Nam so với các nước theo múi giờ +8 như Trung Quốc, Hàn Quốc lệch nhau không phải hiếm. Gần đây vào năm 2007, mùng một Tết Đinh Hợi ở Việt Nam rơi vào ngày thứ bảy 17-2-2007, còn Trung Quốc rơi vào chủ nhật 18-2-2007.

Quyển "556 năm đối chiếu âm lịch - dương lịch Việt Nam và Trung Quốc (Giáp Thìn 1544 - Canh Thân 2100)", xuất bản năm 2006, do Lê Quý Ngưu biên soạn cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân chính của một số thời điểm lệch giữa lịch Việt Nam và Trung Quốc là do Việt Nam theo múi giờ +7 còn Trung Quốc theo múi giờ +8.

Cũng theo quyển sách này, kể từ ngày 1-1-1968, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa áp dụng múi giờ +7. Thời điểm này ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại áp dụng theo múi giờ +8, nên ngay trong những năm chiến tranh, đã có năm 2 miền Bắc - Nam ăn Tết lệch 1 ngày, điển hình như năm 1969.

Sau ngày đất nước thống nhất, múi giờ được điều chỉnh thành +7 cho cả nước.

Một năm đáng chú ý nữa là 1985 khi ngày Tết giữa lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch đến cả tháng. Cụ thể, mùng một Tết Ất Sửu ở Việt Nam vào ngày 21-1-1985, còn ở Trung Quốc rơi vào ngày 20-2-1985.

Trong bài viết của học giả Hoàng Xuân Hãn vào tháng 9-1984, ông đề cập cách tính tháng nhuận giữa Việt Nam và Trung Quốc có khác nhau trong năm này. Cụ thể, tháng nhuận ở Trung Quốc rơi vào tháng 10 năm Giáp Tý (1984) còn theo lịch Việt Nam, tháng nhuận lại rơi vào tháng 2 năm Ất Sửu (1985). Do vậy, người dân Việt Nam ăn Tết sớm hơn Trung Quốc đến 1 tháng.

Tháng chạp đi chợ người giàu, người nghèo Hà Nội: Ngày xưa dễ mua, dễ bán hơn giờTháng chạp đi chợ người giàu, người nghèo Hà Nội: Ngày xưa dễ mua, dễ bán hơn giờ

Trong Chuyện cũ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài kể, chợ Bưởi tháng chạp ngày mười chín là “chợ của người có tiền”, còn chợ hai mươi chín là “chợ người nghèo”.

Xem thêm: mth.76663946150204202-pahc-gnaht-92-yagn-oav-ior-man-teiv-o-auht-oaig-oan-man/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năm nào giao thừa ở Việt Nam rơi vào ngày 29 tháng Chạp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools