vĐồng tin tức tài chính 365

Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì?

2024-02-10 19:46

Kinh tế phát triển, chứng khoán thăng hoa

 Bà Nguyễn Hoài Thu - Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư chứng khoán của VinaCapital - kỳ vọng năm mới, nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, ở mức 6-6,5%. Ngành sản xuất có sự hồi phục, nhu cầu tiêu dùng cũng phục hồi nhẹ. Tăng trưởng doanh số bán lẻ thực có thể tăng 7,1-7,5%, hoạt động sản xuất tăng khoảng 8% - chưa đạt mức trước Covid nhưng cũng đã có sự cải thiện đáng kể và kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn từ năm 2025.

Các yếu tố vĩ mô khác như chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ ổn định ở mức khoảng 3,5%, tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, lạm phát dưới ngưỡng cho phép của Nhà nước (3,5-4%).

Lãi suất dự báo ở mức thấp sẽ kích thích nền kinh tế và hỗ trợ sự phục hồi của ngành bất động sản. Đại diện của VinaCapital cho rằng bất động sản sẽ bước vào chu kỳ mới, được hỗ trợ bởi chính sách lãi suất thấp, thanh khoản ngân hàng dồi dào, pháp lý dự án được cải thiện. Đặc biệt, 3 luật mới liên quan bất động sản vừa được thông qua hồi cuối năm 2023 - đầu năm 2024 sẽ tác động tích cực mạnh mẽ đến thị trường.

Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì? - 1

Bà Nguyễn Hoài Thu (Ảnh: HT).

Đối với thị trường chứng khoán, bà Thu dự báo năm nay, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết có thể tăng 13% trong bối cảnh năm trước doanh nghiệp khó khăn. Năm 2025, mức lợi nhuận này có thể tăng 22%, tương đương giai đoạn 2017-2018. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước trong dài hạn (tăng trưởng GDP 6-7%).

Ngoài ra, thị trường chứng khoán cũng đang được định giá ở mức thấp nhất trong 10 năm qua. Mức chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận của thị trường chứng khoán với tiền gửi tiết kiệm 12 tháng ngày càng cao. "Thị trường chứng khoán khó có thể hấp dẫn hơn giai đoạn hiện tại", bà Thu khẳng định.

Chứng khoán trong năm 2024, theo nhận định của đại diện quỹ VinaCapital, có nhiều yếu tố thúc đẩy xu hướng tăng. Thứ nhất, Fed dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024, lợi nhuận doanh nghiệp hồi phục.

Thứ hai, thanh khoản thị trường có thể tăng, dẫn tới cơ hội định giá lại thị trường lên mức cao hơn nhờ triển khai hệ thống KRX, lãi suất tiền gửi thấp thu hút dòng tiền trong nước và khả năng được xếp vào nhóm thị trường mới nổi. Dòng vốn ngoại dự kiến sẽ gia tăng ở thị trường khi Việt Nam được nâng hạng, có thể đạt 5-8 tỷ USD.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Minh - Tổng giám đốc Công ty quản lý tài chính cá nhân OneSecond - kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ có những dấu hiệu phục hồi. Năm 2024 khi nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát được khống chế thì lãi suất của Mỹ có thể có chiều hướng giảm. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng được dự báo sẽ đảo chiều chính sách.

Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì? - 2

Chứng khoán 2024 được kỳ vọng nhiều điểm sáng (Ảnh minh họa: Đăng Đức).

Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều kiện để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện tại để hỗ trợ nền kinh tế. Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức thấp, trong khi lãi suất cho vay sẽ giảm thêm so với cuối năm 2023.

"Dù dư địa giảm lãi suất không nhiều nhưng việc có thể duy trì lãi suất ở mức thấp có thể kích thích nhu cầu của người dân, giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", ông Minh lưu ý.

Chuyên gia cũng cho rằng chứng khoán vẫn có thể sẽ là một kênh đầu tư hấp dẫn trong năm tới. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển tốt hơn trong năm tới. Chuyên gia dự báo các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 15-20%. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu tốt, tránh những cổ phiếu rác, bị bơm thổi, đầu cơ...

"Cổ phiếu là tài sản nhà đầu tư nên sở hữu nếu muốn giàu có bền vững", ông Minh nhấn mạnh. Theo ông, 2024 là một năm cực kỳ thuận lợi cho nhà đầu tư mua cổ phiếu vì trên thị trường hiện có nhiều cổ phiếu có mức giá thấp hơn giá trị thật.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, tình hình kinh tế thế giới năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, bất trắc và khó dự đoán. Xung đột giữa các quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, tiềm ẩn những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. "Với mức độ hội nhập quốc tế, độ mở của nền kinh tế ngày một lớn, Việt Nam có thể chịu những thách thức nhất định", ông Minh nói.

Bất động sản bước vào giai đoạn sàng lọc, doanh nghiệp quyết tâm vươn lên

Ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc mảng dịch vụ tư vấn và Phát triển dự án, DKRA Group - cho rằng năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng từ cuối quý III/2023, thị trường xuất hiện nhiều điểm sáng với phân khúc nhà ở thực được quan tâm.

Các tín hiệu tích cực sẽ được duy trì trong năm 2024 và kỳ vọng cuối năm nay sẽ có sự chuyển tiếp, tạo động lực phục hồi, thúc đẩy thị trường.

Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì? - 3

Thị trường bất động sản chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới (Ảnh: Nhật Quang)/

Tuy nhiên, ông Thắng lưu ý dù trong trạng thái tích cực, thị trường cũng không thể bỏ qua 6 tháng đầu năm 2024 sẽ có nhiều thách thức lớn với chủ đầu tư, người tham gia thị trường vì 2 năm khó khăn vừa qua đã bào mòn thành quả tích lũy, sức lực của nhiều năm cộng lại.

Nửa đầu năm 2024 sẽ là thời gian sàng lọc khắc nghiệt của thị trường, có thể chứng kiến sự rời đi của một số doanh nghiệp đuối sức, cũng có thể xuất hiện các doanh nghiệp đủ khả năng vượt qua để bắt đầu chu kỳ mới. Từ đó, nhiều doanh nghiệp với tiềm lực tài chính mạnh mẽ có thể sẽ dẫn dắt thị trường trong các tháng cuối năm.

Cũng trong năm 2024, ông dự báo phân khúc bất động sản có giá hợp lý sẽ được ưa chuộng mạnh mẽ trên thị trường. Các phân khúc còn lại cần thời gian để phục hồi, "nặng nhất" là bất động sản nghỉ dưỡng cần 3-5 năm.

Thị trường bất động sản 2024 sẽ được hỗ trợ bởi lãi suất cho vay giảm mạnh, từ đó tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư cởi mở hơn trong vấn đề dùng đòn bẩy, có tài chính tốt, thu nhập tốt thì có thể dễ dàng hơn trong việc xuống tiền mua bất động sản. Nhóm này chính là động lực thúc đẩy thị trường hồi phục mạnh mẽ hơn trong chu kỳ tới.

Ông Park Jong Il - Tổng giám đốc Woori Bank Việt Nam - nhìn nhận năm 2023, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã gặp vô vàn khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính, nhiều ngân hàng rơi vào trạng thái chậm tăng trưởng tín dụng, hoạt động tài chính thiếu lành mạnh.

Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì? - 4

Ông Park Jong Il - Tổng giám đốc Woori Bank Việt Nam (Ảnh: Mạnh Quân).

Tuy nhiên, năm nay, nền kinh tế được dự đoán sẽ trên đà hồi phục, đặc biệt Việt Nam cùng với Mỹ và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, đồng thời cũng là quốc gia thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư FDI trên thế giới.

Ông Nguyễn Thành Việt - Tổng giám đốc Vntrip - cho biết bối cảnh kinh doanh chung trong năm 2024 sẽ ổn hơn so với năm 2023. Nửa đầu năm 2024 vẫn còn khó khăn, tuy nhiên sẽ ổn hơn từ nửa cuối năm và sức mua sẽ phục hồi so với năm trước.

Theo ông Việt, năm vừa qua, mảng cung cấp dịch vụ quản lý công tác cho doanh nghiệp của đơn vị này vẫn tăng trưởng tốt. Nguyên nhân là mảng này ít cạnh tranh cũng như doanh nghiệp hiện có lợi thế. 

Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì? - 5

Tình hình vĩ mô 2024 được dự báo nhiều tín hiệu tích cực (Ảnh: Phạm Nguyễn).

Bà Hồ Trúc Lam - Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Horeca Food - cho biết năm 2023 là một năm đầy thách thức của cả thị trường cũng như Horeca. Mảng kinh doanh truyền thống, cốt lõi của doanh nghiệp - cung cấp thực phẩm cho nhà hàng, khách sạn - ghi nhận doanh số giảm 50% so với thời điểm trước Covid-19. Tuy nhiên, so với năm 2022, doanh số đã tăng xấp xỉ 10%.

Vị lãnh đạo này nhận định, lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đang có sự thay đổi về lượng khách. Trước đây, tại Việt Nam, 50% doanh thu đến từ khách đoàn, gồm đoàn từ Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Đến nay, nhóm khách này đã giảm nhiều so với trước đây và thay bằng khách của các quốc gia khác.

Số lượng khách đến VIệt Nam tăng, nhưng doanh số các đơn vị lữ hành, phục vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn lại không tăng một cách tương xứng. Do lượng khách đến Việt Nam chỉ lưu trú trong một thời gian ngắn.

Trong năm 2024, bà Lam cho rằng thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn chưa thể hồi phục, quay lại như thời đỉnh trước dịch. Thị trường vẫn đang kỳ vọng vào tiêu dùng tăng trưởng. Sau thời kỳ Covid, hành vi mua sắm, tiêu dùng của con người thay đổi, ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng thay đổi cách quản lý điều hành để phù hợp với thực tiễn.

Theo bà Lam, doanh nghiệp ngày nay muốn đi lên phải biết nắm bắt cơ hội, thay đổi mình linh hoạt để phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng.

Chuyên gia cho rằng căng thẳng địa chính trị có thể làm đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa khiến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và sản xuất trong nước gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu cũng như sự phát triển của các đối tác thương mại.

Xem thêm: mth.39345414190204202-ig-gnov-yk-teiv-nahn-hnaod-ioig-iom-man/hnaod-hnik/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Kinh doanh

“Năm mới, giới doanh nhân Việt kỳ vọng gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools