vĐồng tin tức tài chính 365

Lên bản Bo đón Tết

2024-02-15 03:34
Hoa đào rừng nở khắp các rẻo cao Tây Bắc mùa xuân về - Ảnh: NAM TRẦN

Hoa đào rừng nở khắp các rẻo cao Tây Bắc mùa xuân về - Ảnh: NAM TRẦN

Đường về nhà bạn, tôi thỏa sức ngắm nhìn rừng núi Tây Bắc vào xuân giữa bạt ngàn non xanh trùng điệp, những cung đường mây giăng phủ trắng bồng bềnh, thưởng thức nhạc rừng véo von chim hót, thánh thót nước suối reo, du dương tiếng gió tấu khèn qua khe đá.

Xuân lên Tây Bắc 

Tôi được chào đón bằng những cái ôm ấm áp, những cái bắt tay chân thành cởi mở của người dân bản Bo. Tôi như được trở về trong không khí gia đình ngày Tết sum vầy, ấm cúng. 

Tình cảm chân thành nồng nhiệt của người Thái nơi đây gửi trọn vào mâm cơm đãi khách, đặc biệt là khách đến nhà những ngày lễ Tết. Hầu hết các món ăn trong mâm cơm là những món ăn dân dã nhưng được chế biến rất công phu mang đặc trưng, đậm nét truyền thống của người Thái. 

Mâm cơm có cá nướng của sông suối, măng, rau của núi rừng, thịt lợn, trâu, bò, gà, rượu của dân bản. Đặc biệt không thể thiếu bát chấm "chéo" mang hương vị núi rừng Tây Bắc. Tất cả các món ăn đều đậm đà bản sắc vùng miền níu lòng thực khách.

Lên bản Bo đón Tết- Ảnh 2.

Lễ Kin Hóng Pàng Lồng là phong tục của một dòng họ tổ chức cúng tổ tiên những ngày cuối năm ở nhà trưởng họ. Tôi cũng được mời tham dự như một người con cháu. Tôi được tham gia làm cỗ, bày mâm cỗ lễ, được xem những nghi lễ, nghe những bài văn khấn bằng tiếng Thái. 

Sau bữa ăn, tôi cùng bà con dân bản say sưa vui hát, múa xòe trong tiếng đàn tính tẩu. Lễ Kin Hóng có ý nghĩa gắn kết tình thân anh em trong gia tộc và nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn tiên tổ.

Lên bản Bo đón Tết- Ảnh 3.

Lễ hội Lung Ta

Lễ hội Lung Ta là lễ hội gội đầu diễn ra vào chiều 30 Tết. Đây là lễ hội phong tục cổ truyền gắn với truyền thuyết về nàng Han - người dân tộc Thái, vị nữ tướng tài ba, dũng cảm, có công đánh đuổi giặc xâm lăng, giữ yên bản làng. 

Sau khi đánh thắng giặc trở về, đúng vào ngày 30 Tết, nàng Han ra lệnh cho quân sĩ dừng lại bên bờ suối nghỉ ngơi, tắm gội, ăn mừng chiến thắng và đón chào năm mới. Kể từ đó, để tưởng nhớ đến nàng Han, cứ chiều 30 Tết, bà con dân tộc Thái lại tổ chức lễ gội đầu để cúng nàng Han, cúng mừng năm mới. 

Những nghi lễ, đoàn rước lễ ra bến sông, những lời hát của thầy mo khấn nàng Han, thần sông, thần núi đều mang lại cho tôi những cảm xúc thú vị. Đặc biệt hơn, tôi được mặc bộ váy của người Thái tham gia lễ gội đầu. Dầu gội là nước vo gạo đã được để lâu ngày lên men chua trong ống tre. 

Giữa dòng nước trong mát, các thiếu nữ thả tóc gội đầu rồi hất mạnh cả lọn tóc dài lên, nước bay theo tóc tạo lên vũ điệu đẹp mắt trong tiếng cười nói nô đùa huyên náo cả bến sông. Lễ gội đầu còn mang ý nghĩa gột rửa đi những vất vả, bệnh tật, những điều xúi quẩy trong năm cũ và đón chào những điều may mắn, tốt đẹp của năm mới

Lên bản Bo đón Tết- Ảnh 4.

Khi mặt trời xuống núi cũng là lúc lễ hội Lung Ta kết thúc. Tháp củi lửa cháy rực hồng ở bãi đất rộng giữa bản Bo. Dân bản già trẻ, gái trai lộng lẫy trong sắc màu áo váy truyền thống. 

Tiếng đàn tính tẩu vang lên thánh thót, tiếng hát then gọi mời thúc giục, những bước nhảy uyển chuyển theo làn điệu "inh lả" nhịp nhàng. Bình rượu cần vơi lại đầy, đầy lại vơi. Ngạt ngào hương thơm nếp nương của bánh chưng gù, của thịt rừng, cá suối bén lửa…

Rừng núi Tây Bắc ngả nghiêng trong ánh lửa bập bùng khơi thêm men say. Niềm vui đêm hội cuối năm kéo dài bất tận. Tiếng trống vang lên từ nhà trưởng bản báo hiệu thời khắc giao thừa đã điểm. 

Dân làng hò reo tưng bừng, tháp lửa cháy lách tách bắn bụi than hồng như pháo hoa đón chào năm mới. Bữa tiệc này như mở màn cho các lễ hội của những ngày Tết tiếp theo.

Lên bản Bo đón Tết- Ảnh 5.

Lên chơi nhà bạn, tôi không chỉ được đến với núi rừng Tây Bắc hùng vĩ bồng bềnh mây phủ, sương mờ giăng lối, được ngắm nhìn Tây Bắc vào xuân mộng mơ, quyến rũ, rực rỡ sắc hoa, mà tôi còn được đến nơi chứa chan tình người ấm áp, được hòa mình vào những lễ hội mùa xuân mang bản sắc vùng miền, được thưởng thức những món ăn đặc sản núi rừng Tây Bắc. 

Bản Bo đã để lại trong tôi những khoảnh khắc Tết không bao giờ quên…

Cuộc thi "Khoảnh khắc Tết của tôi"

Cuộc thi Khoảnh khắc Tết của tôi là dịp để bạn đọc giới thiệu những khoảnh khắc đẹp, những trải nghiệm khó quên nhất trong dịp Tết cùng người thân, bạn bè.

Mỗi bài viết tối đa 1.000 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, chùm ảnh hoặc video.

Bài dự thi chia sẻ lại những điểm dừng chân lý tưởng, vùng đất độc đáo. Qua câu chuyện bạn kể, bạn sẽ giúp nhiều người có cơ hội được biết đến những vùng đất mới, những địa điểm không nên bỏ lỡ khi du xuân.

Đó có thể là bài viết ghi lại những khoảnh khắc bạn bè, người thân sum họp, ăn Tết và vui chơi cùng nhau.

Đó là những ghi chép, kể lại về những trải nghiệm cá nhân từ chuyến đi, chuyến công tác xa nhà trong những ngày Tết mà bạn từng trải qua.

Bài thi ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của danh thắng, địa điểm hay vùng đất mà bạn đã tới. Đây là dịp để kể lại những sắc màu rực rỡ và khung cảnh đẹp của Việt Nam hoặc các quốc gia mà bạn đến.

Từ 25-1 đến hết 24-2, bạn đọc có thể gửi bài dự thi về địa chỉ khoanhkhactet@tuoitre.com.vn.

Lễ trao giải và tổng kết dự kiến diễn ra vào tháng 3-2024. Cơ cấu giải thưởng bao gồm 1 giải nhất (15 triệu đồng tiền mặt và quà tặng), 2 giải nhì (7 triệu đồng và quà tặng), 3 giải ba (5 triệu đồng và quà tặng).

Chương trình có sự đồng hành của HDBank.

Lên bản Bo đón Tết- Ảnh 6.

Về ăn Tết xứ nẫu, nhớ ghé chơi chợ GòVề ăn Tết xứ nẫu, nhớ ghé chơi chợ Gò

Tôi dẫn em ngang qua con đường đến phiên chợ Gò độc đáo mà ngày trước cha mẹ dắt tôi đi. Bao nhiêu cờ phướn, cờ hội rực rỡ như tô thêm sắc màu vào mùa xuân xứ nẫu.

Xem thêm: mth.85740542141204202-tet-nod-ob-nab-nel/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lên bản Bo đón Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools