Theo dữ liệu từ WiGroup, tổng doanh thu môi giới công ty chứng khoán toàn thị trường 2023 hơn 12.600 tỉ đồng, giảm 22% so với 2022.
Sau trừ chi phí, lãi thuần mảng này đạt xấp xỉ 2.250 tỉ đồng, giảm gần 52%. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 28% về xấp xỉ 18%.
Biên lợi nhuận gộp môi giới chứng khoán ngày càng mỏng
Sự sụt giảm nêu trên gắn với diễn biến thị trường chứng khoán. Sau khi hồi phục tích cực quý 2 và 3, quý cuối năm thanh khoản ảm đạm hơn.
"Zero fee" là một nguyên nhân quan trọng khác lý giải cho sự sụt giảm doanh thu môi giới. Hầu hết các công ty đều ít nhiều miễn, giảm phí giao dịch để thu hút và giữ chân khách hàng.
Dữ liệu: WiGroup, TTO | |
---|---|
Q1-2018 | 48 |
Q2-2018 | 40 |
Q3-2018 | 32 |
Q4-2018 | 28 |
Q1-2019 | 20 |
Q2-2019 | 19 |
Q3-2019 | 23 |
Q4-2019 | 17 |
Q1-2020 | 18 |
Q2-2020 | 21 |
Q3-2020 | 24 |
Q4-2020 | 30 |
Q1-2021 | 35 |
Q2-2021 | 34 |
Q3-2021 | 35 |
Q4-2021 | 36 |
Q1-2022 | 38 |
Q2-2022 | 25 |
Q3-2022 | 22 |
Q4-2022 | 23 |
Q1-2023 | 11 |
Q2-2023 | 21 |
Q3-2023 | 25 |
Q4-2023 | 9 |
Trước nay môi giới chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu công ty chứng khoán. Song cuộc đua giành thị phần khiến biên lợi nhuận mảng này ngày càng "mòn".
Nhưng nhìn rộng hơn, mảng này là cơ sở quan trọng xây dựng tệp khách hàng và đổi lại nguồn thu từ hoạt động khác.
Dữ liệu: WiGroup, TTO | |
---|---|
Q1-2021 | 29.5 |
Q2-2021 | 32.3 |
Q3-2021 | 34 |
Q4-2021 | 35.3 |
Q1-2022 | 36 |
Q2-2022 | 34.5 |
Q3-2022 | 32.3 |
Q4-2022 | 28.8 |
Q1-2023 | 21.7 |
Q2-2023 | 20.3 |
Q3-2023 | 21.5 |
Q4-2023 | 17.8 |
Top 1 thị phần môi giới song biên lợi nhuận VPS kém xa đối thủ
Trên HoSE năm 2023, Chứng khoán VPS tiếp tục đứng đầu thị phần môi giới với 19,06%. Doanh thu nghiệp vụ môi giới VPS vì vậy cũng cao nhất thị trường với 2.785 tỉ đồng, dù giảm gần 3% so với 2022.
Song biên lợi nhuận gộp cả năm của VPS đạt gần 19%, cao hơn 2022 nhưng kém nhiều đối thủ đứng sau. Với thị phần "lớn nhanh như thổi", chính sách môi giới của VPS nổi tiếng với mức chia hoa hồng rất cao và phát triển ồ ạt.
VPS | SSI | VNDirect | TCBS | HSC | |
---|---|---|---|---|---|
Năm 2020 | 10.3 | 21.6 | 36.4 | 88.9 | 32.4 |
Năm 2021 | 20.8 | 40.7 | 44.8 | 82.6 | 44.8 |
Năm 2022 | 15 | 21.6 | 42.9 | 82.6 | 35 |
Năm 2023 | 19 | 12.4 | 29 | 61.5 | 30.2 |
Cuộc đua cạnh tranh, biên lợi nhuận gộp mảng môi giới của top 5 đều giảm đi trông thấy - Dữ liệu: BCTC, TTO
Một điểm đáng chú ý khác: biên lợi nhuận gộp mảng môi giới Chứng khoán SSI chỉ đạt 12,4% năm 2023, thấp hơn rất nhiều so với mức hơn 40% năm 2021 và hơn 21% năm 2022.
Riêng trong quý 4-2023, biên lợi nhuận gộp SSI "tụt" về 5% từ mức 26% có được trong quý 3 liền trước.
Trong khi đó chứng khoán Kỹ thương (TCBS) dù ở top đầu về biên lợi nhuận gộp, nhưng đã giảm đáng kể từ mức gần 90% năm 2020 về hơn 61% năm 2023.
TCBS "chơi lớn" khi đẩy mạnh chính sách "zero fee" trọn đời. Chấp nhận biên lợi nhuận mảng môi giới được dự báo sẽ còn tiếp tục "mỏng", bù lại TCBS ngày càng "bánh trướng" hơn về thị phần.
Năm 2023, TCBS leo lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng của HoSE với 6,32% thị phần môi giới, "soán vị trí" của HSC.
Hy sinh lợi nhuận từ môi giới, các công ty chứng khoán bù đắp lại ở đâu?
Với thị phần khách hàng hút được nhờ cuộc đua miễn giảm phí, công ty chứng khoán có thể mở rộng nguồn thu từ sản phẩm, dịch vụ khác. Trong đó, một nguồn thu quan trọng là lãi từ cho vay margin.
Theo thống kê của Tuổi Trẻ Online, tổng dư nợ cho vay margin cuối quý 4-2023 vượt 170.000 tỉ đồng, tăng hơn 15.000 tỉ đồng sau 1 quý - cũng là mức cho vay cao nhất 2 năm trở lại đây.
Còn lãi từ cho vay và các khoản phải thu gần 17.500 tỉ đồng, giảm khoảng 4% so với năm 2022 và đóng góp phần lớn bức tranh lợi nhuận chung.
Vươn lên dẫn đầu là TCBS với dư nợ đạt 16.263 tỉ đồng cuối quý 4-2023 cùng với tốc độ gia tăng "đáng nể". Nhờ vậy, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của TCBS cả 2023 đạt 1.602 tỉ đồng, gấp gần 6 lần so với năm 2020.
"Tuột" vị trí quán quân, SSI ghi nhận dư nợ cho vay margin đạt 14.672 tỉ đồng. Lãi từ cho vay và các khoản phải thu đạt 1.568 tỉ đồng, giảm 13% so với 2022.
Chứng khoán VPS cũng thuộc nhóm dư nợ cho vay cao và tốc độ tăng lên không ngừng, đạt 11.147 tỉ đồng, tương ứng tăng 8%. Lãi từ cho vay và các khoản phải thu cả năm 2023 đạt 1.226 tỉ đồng.
Số tiền nằm chờ sẵn sàng giao dịch tăng rất mạnh. Dù vậy những tháng cuối năm 2023 và đầu 2024, thanh khoản chứng khoán vẫn thấp...