Một nghiên cứu khoa học mới chỉ ra vật thể sáng nhất vũ trụ được biết đến cho tới nay chính là thiên hà được hố đen phát triển nhanh nhất cung cấp năng lượng.
Nhóm do các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) đứng đầu đã tìm hiểu chi tiết về hố đen được phát hiện năm 2022, vốn được cho là "nuốt chửng" những vật thể có tổng khối lượng tương đương Mặt trời mỗi ngày.
Sau đó, nhóm phát hiện thiên hà được hố đen này cung cấp năng lượng cũng chính là thiên hà sáng nhất trong vũ trụ được biết đến cho tới nay.
Hố đen trên tồn tại trong 1 chuẩn tinh - lõi của một thiên hà xa xôi được một hố đen siêu trọng lượng tự bổ sung vật chất cung cấp năng lượng. Hố đen có khối lượng lớn hơn gần 17 tỉ lần so với Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi phải mất rất lâu con người mới phát hiện hố đen khổng lồ kể trên.
Tác giả chính của nghiên cứu, nhà khoa học Christian Wolf từ ANU, cho biết hố đen có tốc độ phát triển nhanh một cách đáng kinh ngạc, giải phóng ra lượng lớn ánh sáng và nhiệt. Đây cũng là vật thể sáng nhất trong vũ trụ, có thể sáng hơn 200.000 tỉ lần so với Mặt trời.
Ánh sáng từ hố đen có thể truyền qua khoảng cách 12 tỉ năm ánh sáng để đến Trái đất. Tập hợp các vật chất quanh hố đen (đĩa bồi tụ) khi trải dài ước tính lên tới 7 năm ánh sáng, lớn hơn 50% so với khoảng cách giữa Hệ Mặt trời với các ngôi sao bên cạnh trong dải Ngân hà.
Tác giả Wolf miêu tả đĩa bồi tụ của hố đen là tập hợp các vật chất quanh hố đen, có thể bị hố đen "nuốt chửng" bất cứ khi nào.
Nghiên cứu do Đại học Melbourne, Đài quan sát Nam châu Âu và Đại học Sorbonne của Pháp phối hợp thực hiện và được công bố ngày 19-2.
Các nhà khoa học đưa ra kết luận trên sau khi thực hiện các nghiên cứu mới về điều kiện hình thành mưa kim cương.