vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao huyện không trả đất cho dân sau 40 năm mượn làm trụ sở xã?

2024-02-21 14:31
Thửa đất 800m2 cặp quốc lộ 63 của ông Trương Văn Trình trước đây làm trụ sở xã Đông Thái cũ nhưng hiện nay đã trở nên hoang tàn, cây cối mọc um tùm - Ảnh: BỬU ĐẤU

Thửa đất 800m2 cặp quốc lộ 63 của ông Trương Văn Trình trước đây làm trụ sở xã Đông Thái cũ nhưng hiện nay đã trở nên hoang tàn, cây cối mọc um tùm - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo ông Đoàn, Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 có nói đến việc yêu cầu mượn, trả đất nhưng đến Luật Đất đai năm 2013 đã không quy định quyền mượn, trả đất.

Luật không quy định trả đất?

Cụ thể là khoản 5, điều 26, Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước...".

Tờ giấy mượn đất do ông Trần Cầm - khi đó là trưởng Công an xã Đông Thái - viết vào năm 1983 được gia đình ông Trình lưu giữ đến nay - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tờ giấy mượn đất do ông Trần Cầm - khi đó là trưởng Công an xã Đông Thái - viết vào năm 1983 được gia đình ông Trình lưu giữ đến nay - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Đoàn cho rằng trước đây Luật Đất đai năm 2003 còn hiệu lực thì có nói về việc trả lại đất.

Cụ thể mục 5, điều 112 của nghị định 181/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai đã quy định:

"Việc giải quyết trả lại đất mà Nhà nước đã mượn của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện đến hết ngày 31-12-2010".

"Do Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực nên Luật Đất đai 1993 và 2003 đã hết hiệu lực. Do vậy, việc trả lại đất cho tổ chức, cá nhân không thực hiện được.

Đối với khu đất trụ sở UBND xã Đông Thái cũ bây giờ được quy hoạch là bến xe, dãy nhà phố", ông Đoàn nói thêm.

"Nhân chứng sống" nói gì?

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khu đất mà ông Trương Văn Trình (61 tuổi) đòi lại từ chính quyền xã Đông Thái nằm cặp quốc lộ 63.

Hiện nay đã có nhiều ki ốt của các tiểu thương bao quanh, bên trong chỉ còn lại đống đổ nát, cây cối mọc um tùm.

Dẫn chúng tôi lại thửa đất trên, ông Trình kể: "Bây giờ tôi và những người làm chứng còn sống mà không lấy lại được thì sau này những bạn già của tôi trăm tuổi không còn sẽ ra sao?

Gia đình tôi có liệt sĩ nhưng chưa lần nào được hưởng chế độ nhà tình nghĩa gì hết. Bây giờ tôi sống với đứa con. Khi nào lễ, Tết mới cho tiền chế độ gia đình liệt sĩ thôi".

Ông Phạm Hồng Thọ (80 tuổi) - người trực tiếp biết câu chuyện mượn đất vào thời điểm 1983. Lúc bấy giờ, ông là huyện ủy viên - phó trưởng Công an huyện An Biên.

Được phân công của Huyện ủy, ông là người phụ trách, chỉ đạo xã Đông Thái mượn đất của gia đình liệt sĩ Trương Văn Chấn.

"Không thể lấy luật hiện hành mà hành xử với việc chính quyền lúc ấy mượn đất của dân để làm trụ sở xã Đông Thái mà không trả lại cho dân.

Nếu chính quyền hiện tại muốn sử dụng đất đó vào mục đích gì thì phải thỏa thuận với họ chứ không thể lấy như vậy được", ông Thọ nói.

Ông Phạm Hồng Thọ (bìa trái), nguyên phó trưởng Công an huyện An Biên năm 1983, là nhân chứng rất bức xúc khi chính quyền hiện tại không trả đất cho ông Trình - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Phạm Hồng Thọ (bìa trái), nguyên phó trưởng Công an huyện An Biên năm 1983, là nhân chứng rất bức xúc khi chính quyền hiện tại không trả đất cho ông Trình - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dân đòi là có căn cứ

Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn luật sư TP.HCM - cho rằng vụ việc ông Trình thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Kiên Giang.

Ngoài vụ việc còn nhân chứng sống, có chứng cứ là giấy mượn đất nên việc đòi lại đất cho mượn của ông Trình là có căn cứ pháp lý. Bởi việc giải quyết trả lại đất cho mượn đã được quy định rõ tại điều 116 Luật Đất đai 2003.

Theo Luật Đất đai hiện hành thì không có quy định trường hợp này nhưng ông Trình đòi lại đất cho mượn từ lâu. Việc UBND xã di dời đi không báo ông nên ông không biết để làm thủ tục đòi.

"Tôi cho là Luật Đất đai áp dụng cho từng thời kỳ, việc mượn đất có giấy tờ, có nhân chứng còn sống là người ký nhận mượn nên ông Trình đòi là có căn cứ.

Hơn nữa căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự hiện hành thì bên cho mượn vẫn có quyền đòi lại tài sản miễn thời hiệu khởi kiện chưa hết.

Ngoài ra đây là đất của gia đình liệt sĩ, cho mượn để phục vụ công việc nhà nước nên cần xem xét giải quyết cho ông Trình, bởi pháp luật cũng có những quy định cho người có công với cách mạng, liệt sĩ", luật sư Hùng nói.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ông Trương Văn Trình (61 tuổi), người đang gửi đơn cầu cứu đi khắp nơi để xin nhận lại phần đất của gia đình cho chính quyền xã mượn từ năm 1983.

Ông Trình là con ruột của liệt sĩ Trương Văn Chấn.

Theo đó, ngày 19-2-1983, ông Huỳnh Thanh Long (khi đó là bí thư Đảng ủy xã Đông Thái) cùng ông Trần Cầm (khi đó là trưởng Công an xã Đông Thái) đến gặp gia đình ông và thông báo huyện chuẩn bị tách làm hai.

Vì vậy, Huyện ủy chỉ đạo xã Đông Thái quy hoạch để chuẩn bị di dời các cơ quan của xã. Lãnh đạo xã Đông Thái ngỏ ý mượn đất của gia đình ông để xây dựng trụ sở, sau này xã dời đi chỗ khác sẽ trả đất lại. Sau khi bàn bạc, gia đình ông đồng ý.

Việc mượn đất thể hiện bằng giấy mượn đất do ông Trần Cầm được phân công viết và ký tên. Giấy mượn đất giao cho gia đình ông Trình lưu giữ đến tận bây giờ.

Thế nhưng, suốt 40 năm qua, gia đình ông Trình phải cầu cứu khắp nơi mà không lấy đất lại được dù trụ sở đã xây dựng sang chỗ khác.

Ông Trình tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Kiên Giang thì cuối năm 2023 nhận được... đơn hướng dẫn ông Trình gửi đơn khiếu nại về chủ tịch UBND huyện An Biên.

Cho xã mượn đất, 40 năm khổ sở đi đòiCho xã mượn đất, 40 năm khổ sở đi đòi

Cho chính quyền xã mượn đất để làm trụ sở với lời hứa sẽ trả lại đất sau khi các cơ quan này được di dời. Vậy mà sau hơn 40 năm, chính quyền địa phương chối bỏ lời hứa này.

Xem thêm: mth.7094031112204202-ax-os-urt-mal-noum-man-04-uas-nad-ohc-tad-art-gnohk-neyuh-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao huyện không trả đất cho dân sau 40 năm mượn làm trụ sở xã?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools