vĐồng tin tức tài chính 365

Trẻ tập gym có hư khung xương hay teo 'cậu nhỏ'?

2024-02-22 06:00
Các bạn trẻ tại phòng tập gym - Ảnh: Q.ĐỊNH

Các bạn trẻ tại phòng tập gym - Ảnh: Q.ĐỊNH

Tập gym có hiện tượng "trên to dưới nhỏ", làm giảm chức năng sinh lý, nhất là ở tuổi dậy thì không? Đây chỉ là lời đồn cho vui, về mặt khoa học hoàn toàn không có hiện tượng này.

Tập gym đúng rất tốt

Chúng ta biết trong giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ em trải qua quá trình phát triển nhanh chóng về chiều cao, cân nặng, hệ xương và cơ. Ngoại trừ việc cho các cháu tập quá sức hay tập tạ quá nặng so với độ tuổi, tập gym có thể giúp kích thích sản sinh hormone tăng trưởng, từ đó có thể giúp trẻ tăng chiều cao. 

Đặc biệt hormone tăng trưởng chỉ có tác dụng kích thích tăng trưởng xương ở tuổi dậy thì mà thôi, còn sau tuổi dậy thì, xương đã ngừng phát triển và tập gym sẽ không còn tác dụng tăng chiều cao nữa. Vì vậy muốn cao tối đa thì nên tập luyện từ lúc tuổi dậy thì mới có kết quả.

Tập gym có thể giúp tăng cường khối lượng cơ bắp, nhưng không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của dương vật.

Cấu trúc dương vật được cấu tạo bởi các mô liên kết, mô cương cứng, mạch máu và mô thần kinh, chứ không có một chút xíu mô cơ nào cả. Các mô này được bao phủ bởi các nhóm mô cơ có tính kết nối đàn hồi mạnh mẽ.

Trong quá trình dậy thì, dương vật sẽ phát triển về cả chiều dài và chiều rộng dưới tác động của hormone testosterone. Do đó, việc bé trai dậy thì tập gym chắc chắn sẽ không làm teo dương vật.

Sở dĩ có một số trường hợp bé trai dậy thì tập gym có cảm giác dương vật bị nhỏ đi, nguyên nhân chính là do tỉ lệ cơ thể thay đổi.

Khi tập gym, khối lượng cơ bắp của bé trai sẽ tăng lên, đặc biệt là ở phần chân, đùi, mông. Điều này có thể khiến dương vật trông có vẻ nhỏ hơn so với trước đây. Tuy nhiên, đây chỉ là một cảm nhận nhìn bằng mắt một cách tương đối, kích thước dương vật thực tế không thay đổi.

Coi chừng tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ

Có một vài trường hợp "cậu nhỏ" của các bé bị teo thật sự là do tác dụng phụ của thuốc.

Một số loại thuốc tăng cường cơ bắp, chẳng hạn như steroid đồng hóa - một loại thuốc thường thấy quảng cáo trong một số phòng tập gym, có thể gây ra tác dụng phụ như loãng xương, teo tinh hoàn.

Teo tinh hoàn có thể dẫn đến giảm testosterone, từ đó ảnh hưởng đến kích thước dương vật. Vì vậy, phụ huynh không nên cho các cháu dùng bất kỳ loại thuốc nào khi tập gym.

Tập gym không đúng cách dễ dẫn đến chấn thương. Phụ huynh cần giúp con chọn phòng tập gym có uy tín, huấn luyện viên có kinh nghiệm để giúp bé chọn bài tập phù hợp với lứa tuổi.

Nên chọn các bài tập tập trung vào các nhóm cơ lớn, chẳng hạn như đùi, vai, tay, lưng, hông. Các bài tập này sẽ giúp tăng cường sức mạnh và sức bền cho cơ thể, đồng thời hạn chế nguy cơ chấn thương.

Tập luyện đúng cách. Nên tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên, tập luyện đúng cách sẽ giúp đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế nguy cơ chấn thương.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

Nghỉ ngơi hợp lý. Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể phục hồi và phát triển.

Nên khuyến khích bé trai dậy thì tập gym một cách khoa học, hợp lý để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất.

Các trường hợp không nên tập gym

Một số bé có mắc bệnh bẩm sinh hoặc bệnh nền sau đây thì không nên tập gym:

Bệnh tim mạch: Tập gym có thể gây ra áp lực lên tim mạch, vì vậy những người có bệnh tim mạch, chẳng hạn như bệnh suy tim, cao huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim, tim bẩm sinh các loại không nên tập gym.

Bệnh hô hấp: Tập gym có thể gây khó thở, vì vậy những người có bệnh hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc bệnh phổi kẽ thì không nên tập gym.

Bệnh lý về cơ và xương khớp: Tập gym có thể gây căng thẳng lên xương và khớp, vì vậy những người có bệnh lý về cơ và xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp, loãng xương hoặc chấn thương cũng không nên tập gym.

Tốt nhất là đưa con mình đi kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi quyết định có nên tập gym hay không.

Tập gym luôn được nhiều bạn trẻ chọn lựa để rèn luyện sức khỏe - Ảnh: Q.ĐỊNH

Tập gym luôn được nhiều bạn trẻ chọn lựa để rèn luyện sức khỏe - Ảnh: Q.ĐỊNH

Con gái mới lớn có nên tập gym?

Khi con gái tuổi mới lớn đòi tập gym, một số phụ huynh băn khoăn nghĩ rằng trẻ mới lớn đang phát triển chiều cao, nếu tập gym sẽ bị lùn, con gái mà có cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ thì mất đi vẻ nữ tính. Vậy ba mẹ phải làm sao trước yêu cầu của con?

Giúp tăng cường sức bền

Trước tiên chúng ta cần phải biết tập gym là gì? Gym là từ viết tắt của chữ Hy Lạp "gymnastic" - dịch nghĩa là "phòng tập thể dục", là một hình thức tập luyện thể dục thể thao trong nhà, sử dụng các thiết bị, dụng cụ tập luyện có sẵn tại các phòng tập.

Tập gym có thể giúp tăng cường sức mạnh, sức bền, phát triển cơ bắp và cải thiện vóc dáng. Tập gym có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc mục tiêu tập luyện của mỗi người.

Về mặt khoa học, tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển chiều cao. Trong giai đoạn này, các hormone tăng trưởng (GH) và hormone tuyến giáp (T3, T4) được sản xuất nhiều hơn, giúp kích thích sự phát triển của xương, sụn và cơ bắp.

Tập gym ở tuổi dậy thì có thể giúp kích thích sản xuất các hormone này, từ đó thúc đẩy sự phát triển chiều cao. Cụ thể, các bài tập gym có rất nhiều loại hình như tập cho hệ cơ xương khớp (squat, deadlift), tập cho thân người cân đối, sức khỏe tốt (fitness), xà đơn, xà kép, thể dục nhịp điệu, yoga... Tất cả đều tác động lên các cơ xương khớp, giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó tạo điều kiện cho xương phát triển dài ra.

Tại sao gym không gây lùn?

Chiều cao của một người được quyết định bởi nhiều yếu tố bao gồm di truyền, dinh dưỡng và hormone... Tập gym không ảnh hưởng đến bất kỳ yếu tố nào trong số này. Trái lại gym có thể giúp tăng cường sức mạnh và sức bền của cơ bắp.

Gym còn giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào, từ đó giúp xương phát triển khỏe mạnh hơn, hoàn thiện hơn.

Điều này có thể giúp cơ thể phát triển chiều cao tối đa, không bị cong vẹo cột sống. Gym không làm ngắn đi xương, sụn hoặc làm giảm chiều cao vốn có của một người.

Lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi và thể trạng. Vì bé là con gái nên các bậc phụ huynh chủ động tìm các phòng tập gym có huấn luyện viên là nữ, chất lượng phòng tập tốt sẽ thuận lợi hơn cho con mình.

Tập luyện đúng kỹ thuật để tránh chấn thương. Bắt đầu tập luyện từ cường độ thấp và tăng dần theo thời gian. Kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu tập luyện đúng cách, tập gym ở con gái tuổi dậy thì có thể giúp tăng chiều cao, phát triển hình dáng cơ thể nữ tính hơn, thon thả, chống béo phì, cải thiện sức khỏe tổng thể giúp các cháu có sức khỏe tốt và có tinh thần tích cực trong mọi hoạt động, nhất là trong học tập.

Đi tập gym, tăng hormone ham muốn nên dễ ngoại tình?Đi tập gym, tăng hormone ham muốn nên dễ ngoại tình?

Nghiên cứu cho thấy testosterone có thể tăng vọt trong vòng 1 giờ sau khi tập gym, hormone này tác động đặc biệt đến ham muốn tình dục và khiến người tập khó kiềm chế dẫn đến ngoại tình.

Xem thêm: mth.13771033212204202-ohn-uac-oet-yah-gnoux-gnuhk-uh-oc-myg-pat-ert/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trẻ tập gym có hư khung xương hay teo 'cậu nhỏ'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools